agribank-vietnam-airlines

Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Hương Giang
Hương Giang  - 
Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
aa
Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”
Việc giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách

Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030 (Chiến lược). Chiến lược thể hiện rõ mục tiêu mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Chiến lược được xây dựng trên năm nguyên tắc cơ bản, đó là có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của tất cả các ngành, lĩnh vực; ứng dụng công nghệ hiện đại, đổi mới sáng tạo; đảm bảo sự an toàn, hiệu quả và bền vững của hệ thống tài chính, an toàn, bảo mật thông tin cho khách hàng; áp dụng kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp đột phá thúc đẩy tài chính toàn diện.

Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về thực hiện Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia về tài chính toàn diện, trong thời gian qua, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) luôn quan tâm sát sao các giải pháp về mọi mặt để đạt được các mục tiêu đề ra. Nhờ đó, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đề ra 9 mục tiêu cụ thể, đến nay có 5/9 chỉ tiêu có khả năng hoàn thành.

Trong đó, hệ thống các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính trên thị trường đã phát triển khá đa dạng, hiện diện tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước, hướng tới những địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của hệ thống ngân hàng thương mại bình quân/100.000 người trưởng thành đạt 15,69 đơn vị; tỷ lệ xã/thị trấn có điểm cung ứng dịch vụ tài chính trên tổng số xã/thị trấn trên toàn quốc đạt 32,98%.

Hầu hết các tổ chức tín dụng đã và đang triển khai chiến lược chuyển đổi số trong các hoạt động nghiệp vụ; chủ động nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số; nâng cao tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng thông qua tăng cường kết nối với các ngành, lĩnh vực khác, giúp người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận sử dụng dịch vụ nhanh chóng, an toàn và thuận tiện. Nhờ đó, các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng mục tiêu của tài chính toàn diện được tích cực cải thiện

Đặc biệt, trong công tác truyền thông về tài chính toàn diện, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao NHNN đã chủ động, thực hiện nhiều chương trình như Tiền khéo tiền khôn, Đồng tiền thông thái, Vũ trụ đồng tiền… đem lại hiệu ứng và tác động tích cực đến người dân, giúp người dân hiểu hơn về các kiến thức tài chính, phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng. Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa về tài chính toàn diện với những thông điệp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ lan toả…

Dẫu vậy, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam từng chia sẻ, hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Người dân, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn hạn chế về kiến thức tài chính, thiếu những kỹ năng quản lý tài chính một cách hiệu quả. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020. Việc giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.

Theo các chuyên gia, giáo dục tài chính cũng không dừng lại ở việc cung cấp kiến thức cơ bản, mà cần hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Điều này rất quan trọng vì quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần là kiếm tiền hay tiết kiệm mà là sự kết hợp tổng hòa giữa thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Điều này còn liên quan đến việc xây dựng thói quen và hành vi cá nhân, kết hợp với kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ tài chính.

Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Ngân hàng Nhà nước, sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy tổ chức, bám sát nhiệm vụ trọng tâm của Ngành, Thời báo Ngân hàng đã bắt tay ngay vào việc đổi mới công tác truyền thông chính sách toàn diện trên mọi mặt. Trong đó, giáo dục về tài chính toàn diện cũng là một trong những nội dung trọng tâm được Thời báo Ngân hàng triển khai.

Thời báo Ngân hàng đã xây dựng chuyên mục về tài chính toàn diện trên ấn phẩm báo in, báo điện tử Thời báo Ngân hàng, trong đó các nội dung về tài chính toàn diện được thể hiện bằng nhiều hình thức phong phú, bắt mắt như video, infographic, đồ hoạ…; tiếp tục cùng VTV sản xuất chương trình “Tay hòm chìa khoá”. Đây là chương trình truyền hình nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khán giả, được đông đảo các tầng lớp công chúng đã đánh giá cao. Đặc biệt, trong vòng 2 tháng nữa, lần đầu tiên AI về tài chính toàn diện sẽ chính thức được Thời báo Ngân hàng ra mắt công chúng.

Để tiếp tục đa dạng hoá các hình thức truyền thông, ngày 11/04/2025 (thứ Sáu) Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT sẽ tổ chức Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh” dành cho học sinh phổ thông trên toàn quốc nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao kiến thức tài chính cho học sinh phổ thông. Thời báo Ngân hàng với vai trò phụ trách chuyên môn và đồng truyền thông cho chương trình. Thông qua đó, sẽ tăng cường truyền thông về chính sách của ngành Ngân hàng, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các em học sinh, gia đình, phụ huynh, nhà trường.

Lễ ký kết hợp tác giữa Tập đoàn FPT và Thời báo Ngân hàng để tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” không chỉ mang lại một sân chơi ý nghĩa cho học sinh phổ thông trên toàn quốc mà còn tạo ra những giá trị thiết thực cho thế hệ trẻ và đóng góp vào sự phát triển chung của giáo dục tài chính tại Việt Nam.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Một khảo sát của NHNN chỉ ra rằng, kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nhiều người không thể tiết kiệm hoặc quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu tập trung về kiến thức tài chính của giới trẻ, những người đặc biệt dễ bị tổn thương do mới bắt đầu tự chủ về tài chính, là điều cần phải quan tâm.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tội phạm mạng cũng không ngừng gia tăng và sử dụng mọi thủ đoạn để “giăng bẫy” người dùng. Theo các cơ quan chức năng, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy không mới nhưng vẫn tiếp tục đánh lừa hàng nghìn người, đánh vào tâm lý và sự “nhẹ dạ, cả tin” của người dân. Nếu có kiến thức về tài chính, mỗi người sẽ có thể tự bảo vệ mình và những lời mời gọi lừa đảo sẽ không còn đất sống.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data