agribank-vietnam-airlines

Thêm động lực cho DNNVV từ hệ sinh thái tài chính toàn diện

Hương Giang
Hương Giang  - 
Việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là điều vô cùng cần thiết để họ có thêm động lực để đầu tư vào đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội. Đây là vấn đề được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho DNNVV tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2024.
aa
Thêm động lực cho DNNVV từ hệ sinh thái tài chính toàn diện
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội, hơn 30% ngân sách nhà nước.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính), bà Trịnh Thị Hương cho biết, chặng đường gần 40 năm đổi mới đã ghi dấu một Việt Nam kiên cường, năng động và luôn khát khao phát triển với sự đóng góp rất quan trọng từ khu vực kinh tế tư nhân, với khoảng 40 nghìn doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp khoảng 51%, hơn 30% ngân sách nhà nước, khoảng 82% tổng số lao động, gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.

“Chính vì vậy, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi vai trò của khu vực kinh tế tư nhân ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế. Khi các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, minh bạch và đa dạng, doanh nghiệp sẽ có thêm động lực để đầu tư vào đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho xã hội”, bà Trịnh Thị Hương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, kinh tế tư nhân vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, đối mặt với nhiều rào cản kìm hãm sự phát triển, không thể bứt phá về quy mô và năng lực cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của kinh tế đất nước. Khoảng 98% tổng số doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên, khoa học công nghệ, chuyển đôi số và nhân lực chất lượng cao.

Trong đó, tiếp cận tài chính luôn là vấn đề nan giải nhất, đặc biệt đối với các DNNVV ở Việt Nam. Nguyên nhân khách quan từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn. Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV chịu ảnh hưởng lớn bởi khó khăn chung. Các tổ chức tín dụng đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, đòi hỏi ngày càng cao về tính minh bạch thông tin, tài chính, tài sản đảm bảo, do đó không thể “hạ chuẩn” điều kiện tín dụng. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp thường kém minh bạch thông tin tài chính, quản trị, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án kinh án kinh doanh khả thi; nhu cầu vốn chủ yếu là trung và dài hạn để đầu tư tài sản cố định với giá trị lớn so với quy mô…

Thêm động lực cho DNNVV từ hệ sinh thái tài chính toàn diện
Toàn cảnh Hội thảo

Để phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bà Lê Thị Xuân Quỳnh, Phòng Chính sách, môi trường kinh doanh và hợp tác quốc tế, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính cho biết, các doanh nghiệp cần đa dạng các loại tài sản thế chấp phù hợp (tài sản vô hình, tài sản hình thành trong tương lai, dữ liệu); đa dạng hóa nguồn cung tín dụng, đặc biệt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình công ty tài chính, mở rộng danh mục tài sản cho thuê… Đáng chú ý, định hướng chính sách của Chính phủ Việt Nam đề xuất cần thực hiện nghiêm nguyên tắc người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm; bỏ tư duy “không quản được thì cấm" chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”; hoàn thiện pháp luật; đồng thời thực thi pháp luật minh bạch; thanh kiểm tra và cần có cơ chế hỗ trợ và bảo vệ nhà đầu tư tư nhân.

Muốn doanh nghiệp mạnh tay thay đổi thì cơ chế cũng cần đi trước mở đường, ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, định hướng giải pháp tăng cường tín dụng cho DNNVV, NHNN nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, triển khai các sản phẩm tín dụng cho ngành, lĩnh vực phù hợp với đối tượng khách hàng DNNVV để tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn.

Việc phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện cho DNNVV tại Việt Nam nếu chỉ có riêng nỗ lực và giải pháp của ngành Ngân hàng là chưa đủ. Do đó, ông Trần Anh Quý đề xuất, Bộ Tài chính chỉ đạo Quỹ Phát triển DNNVV tích cực triển khai hoạt động cho vay trực tiếp đối với DNNVV, tạo thêm kênh cung ứng vốn cho DNNVV. Rà soát, đánh giá các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của quý bảo lãnh tín dụng cho DNNVV theo hướng tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn trong hoạt động của các Quỹ Bảo lãnh DNNVV hiện nay, xem xét xây dựng cơ chế tạo nguồn quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ, đảm bảo khi xảy ra rủi ro Quỹ có khả năng xử lý mà vẫn bảo toàn vốn điều lệ.

Không chỉ vậy, UBND các tỉnh, thành phố cần quan tâm cấp vốn và đẩy nhanh việc kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ bảo lãnh DNNVV tại địa phương. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với ngành Ngân hàng triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, xử lý khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với Hiệp hội DNNVV Việt Nam và các hiệp hội ngành nghề cần nâng cao vai trò, tầm ảnh hưởng của mình làm cầu nối cho DNNVV tiếp cận với các tổ chức tín dụng; đầu mối trong việc hỗ trợ cho các DNNVV về thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp thành viên.

Về phần mình, Phó Cục trưởng Trịnh Thị Hương cho biết, Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính đang là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ và Chính phủ xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân, tập trung khơi thông các điểm nghẽn, tháo gỡ rào cản thể chế; tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch để kích hoạt, huy động tối đa nguồn lực, khai thác tiềm năng, trí tuệ và tinh thần kinh doanh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân, trở thành động lực quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế.

Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành, đại diện các cơ quan nhà nước, chuyên gia, ngân hàng và doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đã có những phân tích đa chiều và sâu sắc, đây chính là đầu vào quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách thuận lợi hơn nữa để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (theo Luật hiện hành, ngân sách trung ương hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (theo Luật hiện hành, ngân sách địa phương hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28/3/2025 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực tài chính, lao động, giáo dục và công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực. Những quy định mới này nhằm tăng cường tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi người lao động, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Với một chiến lược bài bản và sự hỗ trợ đúng hướng, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ trở thành trụ cột vững chắc và động lực quan trọng hàng đầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển, nằm trong nhóm nước có thu nhập cao vào năm 2045.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data