agribank-vietnam-airlines

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Hồng Sơn
Hồng Sơn  - 
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN.
aa
Tín dụng ngân hàng - đòn bẩy thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Tín dụng khởi sắc Cần Thơ: Rà soát nhu cầu vay vốn tín dụng chính sách đến từng nhóm khách hàng

Ban hành Thông tư thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngày 18/01/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật các Tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 (Luật các TCTD năm 2024). Sự ra đời của Luật các TCTD năm 2024 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các nghiệp vụ liên quan đến thư tín dụng, bao thanh toán,...

Trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phát sinh ngày càng nhiều quan hệ hợp tác với các định chế tài chính quốc tế; theo đó, làm phát sinh hoạt động cấp tín dụng cho định chế tài chính quốc tế là người không cư trú (cấp tín dụng ra nước ngoài) của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài
Cần thiết có quy định mới quản lý giao dịch cho vay nước ngoài

Ngoài ra, với yêu cầu giám sát chặt chẽ dòng vốn vào - ra khỏi lãnh thổ, đồng thời, có căn cứ để thu thập số liệu thống kê các hạng mục trên cán cân thanh toán, xây dựng báo cáo vị thế đầu tư quốc tế của Việt Nam theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp lệnh ngoại hối cần được bổ sung hướng dẫn đầy đủ các nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định tại Luật các TCTD để đảm bảo phản ánh đầy đủ giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú và người không cư trú.

Xuất phát từ lý do trên, việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 45/2011/TT-NHNN là cần thiết để kiện toàn đầy đủ khung pháp lý quản lý giao dịch chuyển vốn giữa TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với khách hàng là người không cư trú trong các giao dịch cho vay, cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán, các nghiệp vụ thư tín dụng, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác; góp phần tăng cường năng lực thống kê đối với khu vực kinh tế đối ngoại.

Quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài

Theo dự thảo Thông tư, bên vay nước ngoài là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ở nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư hoặc dưới hình thức đầu tư khác quy định điểm đ khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư; doanh nghiệp được thành lập và hoạt động ở nước ngoài do doanh nghiệp thuộc đối tượng trên nắm cổ phần, phần vốn góp chi phối.

Định chế tài chính nước ngoài đang có quan hệ đại lý thanh, quyết toán với bên cho vay và khoản cho vay nhằm mục đích thực hiện cam kết thanh, quyết toán trên lãnh thổ Việt Nam theo thỏa thuận giữa các bên.

Chính phủ, cơ quan đại diện Chính phủ của quốc gia có quan hệ ngoại giao với Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được nhà nước, Chính phủ ủy quyền đã được Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật.

Sẽ có hướng dẫn mới về quản lý ngoại hối đối với cho vay ra nước ngoài
Quy định rõ về tỷ lệ đảm bảo an toàn khi cấp tín dụng với bên vay nước ngoài

Về tỷ lệ đảm bảo an toàn, giới hạn cấp tín dụng, dự thảo Thông tư nêu rõ: Bên cho vay phải tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn, giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng (bên vay nước ngoài) theo quy định tại Luật Các TCTD tại các thời điểm cuối của 3 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận cho vay ra nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản cho vay ra nước ngoài đến kỳ báo cáo gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định.

Theo dự thảo, việc cho vay ra nước ngoài của TCTD thực hiện bằng đồng Việt Nam hoặc bằng ngoại tệ theo thỏa thuận các bên. Đồng tiền thu hồi nợ của khoản cho vay ra nước ngoài là đồng tiền giải ngân của khoản cho vay. Việc thu hồi nợ bằng đồng tiền khác với đồng tiền giải ngân thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay nước ngoài.

Quản lý ngoại hối đối với thu hồi nợ nước ngoài

Dự thảo Thông tư đề xuất quy định rõ việc thu hồi nợ nước ngoài bao gồm: Các khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn hạn cho người không cư trú thông qua nghiệp vụ bao thanh toán, thương lượng thư tín dụng, hoàn trả thư tín dụng; nợ nước ngoài bắt buộc phát sinh từ các nghiệp vụ phát hành, xác nhận thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng và thu hồi nợ nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ cấp tín dụng khác cho người không cư trú.

Đối với các khoản thu hồi nợ nước ngoài, dự thảo Thông tư được xây dựng theo hướng không quy định thủ tục hành chính đăng ký đối với các khoản thu hồi nợ nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ Thư tín dụng, bao thanh toán, bảo lãnh.

Việc thu hồi nợ là yêu cầu bắt buộc của TCTD khi TCTD đã trả thay trong các nghiệp vụ thư tín dụng (phát hành, xác nhận) và bảo lãnh; đối với các khoản thu hồi nợ không phải là khoản trả thay nêu trên, thời hạn thực hiện nghiệp vụ là ngắn hạn. Do đó, trường hợp yêu cầu TCTD phải đăng ký thì có thể TCTD không kịp thu hồi nợ từ nước ngoài do chưa được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Việc này có thể gây khó khăn, chậm trễ trong việc thu hồi nợ, do đó, dự thảo Thông tư không quy định thủ tục hành chính đăng ký thu hồi nợ nước ngoài.

Về hình thức thu hồi nợ nước ngoài, dự thảo Thông tư nêu rõ, bên thu hồi nợ thực hiện việc thu hồi nợ thông qua các hình thức: Thu hồi nợ trực tiếp từ tài khoản của bên có nghĩa vụ trả nợ hoặc tổ chức kế thừa nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật có liên quan và thỏa thuận của các bên; thu hồi nợ thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trả nợ; thu hồi nợ thông qua việc bên bảo lãnh trả thay cho bên có nghĩa vụ trả nợ.
Hồng Sơn

Tin liên quan

Tin khác

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2025/NĐ-CP quy định thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

NHNN ban hành kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo

Ngày 4/4, NHNN ban hành Quyết định số 1689/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của NHNN triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030.
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.

Đề xuất mới về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu nhập khẩu (theo Luật hiện hành, ngân sách trung ương hưởng 100%), thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất (theo Luật hiện hành, ngân sách địa phương hưởng 100%) sẽ thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28/3/2025 quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025

Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng trong lĩnh vực tài chính, lao động, giáo dục và công nghệ thông tin chính thức có hiệu lực. Những quy định mới này nhằm tăng cường tính minh bạch, đảm bảo quyền lợi người lao động, doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Kinh tế tư nhân - Hướng đi nào cho sự bứt phá?

Với một chiến lược bài bản và sự hỗ trợ đúng hướng, kinh tế tư nhân chắc chắn sẽ trở thành trụ cột vững chắc và động lực quan trọng hàng đầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển, nằm trong nhóm nước có thu nhập cao vào năm 2045.
Năm 2025 sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Năm 2025 sẽ bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data