agribank-vietnam-airlines

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Trần Hương
Trần Hương  - 
Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
aa
Đề xuất quy định về sàn giao dịch các-bon trong nước Thị trường tín chỉ carbon: Nhiều lợi ích nhưng đầy thách thức
Ông Tăng Thế Cường
Ông Tăng Thế Cường

Ông có thể chia sẻ tổng quan về lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, bao gồm các cơ sở pháp lý hiện có và vai trò của Đề án Phát triển thị trường carbon vừa được phê duyệt?

Nói về thị trường carbon, cơ sở pháp lý quan trọng đã được thiết lập từ Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó Điều 139 quy định rõ ràng về việc tổ chức và phát triển thị trường này. Để triển khai thi hành Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó quy định chi tiết nội dung và lộ trình phát triển thị trường carbon, tạo khung pháp lý ban đầu cho các hoạt động liên quan. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành khác để tích cực triển khai nhiều công việc nhằm đưa thị trường này vào hoạt động.

Một cột mốc quan trọng trong lộ trình này là Đề án Phát triển thị trường carbon, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thông qua Quyết định số 232 ngày 24/1/2025. Đề án này đóng vai trò nền tảng, đặt ra nhiều nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy thị trường carbon, bao gồm cả việc hoàn thiện khung pháp lý và xây dựng các yếu tố kỹ thuật cần thiết.

Về mặt pháp lý, Bộ Tài chính đang tham mưu để Chính phủ ban hành một nghị định về hoạt động giao dịch trên sàn carbon. Nghị định này sẽ quy định chi tiết các hoạt động giao dịch của sàn carbon, với mục tiêu được ban hành từ nay đến tháng 6 năm 2025, nhằm tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động giao dịch trên thị trường carbon trong thời gian tới. Đây là một bước tiến quan trọng để đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, hiệu quả và phù hợp với các yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Việt Nam đang chuẩn bị những gì để tham gia giao dịch carbon quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu và thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính?

Để tham gia giao dịch carbon trên thị trường quốc tế, chúng tôi đang nỗ lực xây dựng một khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu. Bộ Nông nghiệp và Môi trường hiện đang soạn thảo một nghị định mới để triển khai quy định tại Điều 139 của Luật Bảo vệ môi trường để trình Chính phủ. Nghị định này sẽ quy định chi tiết các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon và hạn ngạch carbon với quốc tế, bao gồm các kết quả giảm phát thải khí nhà kính và việc trao đổi công nghệ với các đối tác nước ngoài.

Hiện nay, các kết quả giảm phát thải và tín chỉ carbon đang thu hút sự quan tâm lớn từ nhiều quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp quốc tế đối với Việt Nam. Những đối tác này mong muốn đầu tư vào các dự án giảm phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, sử dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra tín chỉ carbon chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Về trao đổi quốc tế, chúng tôi đã cập nhật kịp thời các hướng dẫn mới từ quốc tế vào nghị định sửa đổi này. Tại Hội nghị COP29 cuối năm 2024, quốc tế đã đưa ra hướng dẫn cụ thể để thực hiện Điều 6 của Thỏa thuận Paris. Theo đó, khi trao đổi tín chỉ carbon quốc tế, lượng phát thải hoặc tín chỉ carbon sẽ được trừ khỏi quốc gia chuyển giao và được tính vào quốc gia nhận chuyển giao để thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào các cam kết quốc gia tự quyết, hay còn gọi là NDC.

Trách nhiệm giảm phát thải là nghĩa vụ chung của toàn cầu, vì vậy quốc tế đã thiết lập các quy tắc và điều chỉnh tương ứng giữa các quốc gia khi thực hiện giao dịch tín chỉ carbon, nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch.

Với nỗ lực thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, Việt Nam cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia thị trường carbon. Chúng tôi đang tập trung vào chuyển đổi năng lượng và thay đổi phương thức sản xuất, giúp các doanh nghiệp tạo ra tín chỉ carbon và tham gia giao dịch hạn ngạch trên thị trường.

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP cũng đang được chúng tôi trình Chính phủ sửa đổi, dự kiến ban hành vào cuối tháng 4 năm 2025. Nghị định này quy định chi tiết các yêu cầu thực tiễn, bao gồm tăng cường công tác kiểm kê khí nhà kính, đo lường, báo cáo và thẩm định các kết quả giảm phát thải khí nhà kính. Nếu được ban hành, nghị định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thị trường carbon hoạt động hiệu quả, từ việc tạo dự án, đăng ký dự án để phát hành tín chỉ carbon, đến các hoạt động giao dịch và trao đổi quốc tế.

Về mặt kỹ thuật và vận hành, hệ thống đăng ký cùng sàn giao dịch carbon được xây dựng như thế nào, và lộ trình đến năm 2028 ra sao?

Về mặt kỹ thuật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang xây dựng một hệ thống đăng ký để quản lý hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon một cách chặt chẽ. Hệ thống này sẽ kết nối với các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam có hạn ngạch và tín chỉ carbon. Khi tạo ra hạn ngạch hoặc tín chỉ, các đơn vị sẽ đăng ký, được cấp phép, sau đó có thể giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau.

Hệ thống này cũng được liên kết với sàn giao dịch carbon và các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như Gold Standard hay VCS. Nếu tín chỉ carbon của doanh nghiệp Việt Nam được các tổ chức này công nhận và đăng ký, chúng sẽ được cập nhật trên hệ thống của chúng tôi. Khi thực hiện giao dịch quốc tế, các hạn ngạch và tín chỉ carbon cũng được ghi nhận trong hệ thống này, đảm bảo theo dõi mọi biến động, cả trong nước lẫn quốc tế.

Để hoàn thiện thị trường carbon, ngoài hệ thống đăng ký, chúng tôi cần phát triển thêm hệ thống giao dịch hạn ngạch và tín chỉ trên sàn giao dịch. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xúc tiến xây dựng sàn giao dịch carbon, trong khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường cung cấp các yêu cầu nghiệp vụ để đảm bảo vận hành hiệu quả. Bộ Tài chính sẽ thiết lập và vận hành thí điểm sàn giao dịch này, với kỳ vọng triển khai thí điểm trong năm 2025.

Theo lộ trình từ 2025 đến 2028, chúng tôi sẽ tiến hành thí điểm vận hành, đồng thời hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ sở kỹ thuật để triển khai đồng bộ, đảm bảo hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức và đóng góp vào nỗ lực giảm phát thải quốc gia.

Chúng tôi đang nỗ lực triển khai Đề án 232 của Thủ tướng Chính phủ một cách quyết liệt. Đến năm 2028, chúng tôi sẽ tổng kết và đánh giá để xây dựng một thị trường carbon tuân thủ bài bản, chính thức và quy mô, tương tự các quốc gia đi trước như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Liên minh châu Âu. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ kết nối sàn giao dịch carbon Việt Nam với các sàn giao dịch khu vực và quốc tế, tạo ra một hệ thống liên kết chặt chẽ.

Doanh nghiệp tư nhân đang chuẩn bị ra sao để tham gia thị trường carbon, và làm thế nào để đảm bảo tính minh bạch trong báo cáo phát thải của họ?

Về sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) để tiến hành khảo sát mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon. Kết quả cho thấy nhận thức và sự am hiểu của các doanh nghiệp về thị trường carbon khá rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp đã tạo tín chỉ carbon thông qua các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như Gold Standard.

Trong hội thảo gần đây, một số doanh nghiệp bày tỏ mong muốn thiết lập cơ chế trong nước để tham gia thị trường carbon một cách hiệu quả hơn. Họ cũng mong muốn các cơ quan nhà nước hướng dẫn chi tiết hơn về quy định đo lường, kiểm định và tiêu chuẩn carbon trong nước. Chúng tôi sẽ hoàn thiện các vấn đề này, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký tiêu chuẩn để tạo tín chỉ carbon trong nước, từ đó giao dịch với nhau theo hình thức tự nguyện và chia sẻ - một yếu tố rất quan trọng trong thời gian tới.

Để thúc đẩy giao dịch carbon nội địa, chúng tôi mong muốn xây dựng một sổ tay hướng dẫn chi tiết về việc tham gia thị trường carbon, giúp doanh nghiệp hiểu rõ và kết nối hiệu quả hơn. Điều này sẽ tạo ra một hệ sinh thái giao dịch carbon mạnh mẽ hơn. Ví dụ, các doanh nghiệp giảm phát thải trong lĩnh vực trồng rừng hoặc khởi nghiệp như Vinamilk, TH có thể tạo tín chỉ carbon và giao dịch với các doanh nghiệp sản xuất có lượng phát thải vượt hạn ngạch. Hệ sinh thái trao đổi tín chỉ và hạn ngạch carbon này sẽ là bước tiến quan trọng, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải của quốc gia.

Với tốc độ hiện nay, cùng sự cam kết và quyết tâm của các bộ, ngành và cơ quan Chính phủ, tôi tin rằng trong giai đoạn tới, chúng ta sẽ tiến nhanh, đưa thị trường carbon hoạt động hiệu quả, sánh bước cùng các nước trong khu vực và thế giới.

Về tính minh bạch trong báo cáo phát thải, chúng tôi nhận được câu hỏi về cách đánh giá và phân loại doanh nghiệp tham gia thị trường carbon, đặc biệt thông qua báo cáo phát thải và rác thải trên hệ thống ESG.

Theo dự thảo Nghị định số 06, cần có đơn vị tư vấn độc lập để thẩm định các báo cáo này. Hiện nay, các báo cáo thẩm định phải tuân thủ quy định quốc tế, được thể chế hóa trong Nghị định số 06, gọi tắt là MRV - đo lường, báo cáo và thẩm định. Tuy nhiên, Việt Nam còn thiếu các đơn vị tư vấn độc lập để thực hiện công việc này. Chúng tôi đang tiếp cận bằng cách sử dụng các đơn vị chứng nhận sự phù hợp theo Nghị định số 107 để thẩm định hai nội dung chính: kết quả kiểm kê khí nhà kính để xác định hạn ngạch phát thải, và kết quả giảm phát thải để tạo tín chỉ carbon.

Hiện tại, trong nước chỉ có một số ít doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn này. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ phát triển thêm các tổ chức này và giao nhiệm vụ cho các đơn vị độc lập để đảm bảo công tác thẩm định tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, như hướng dẫn của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) và các quy định của VCS, nhằm đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong đo lường, báo cáo và thẩm định.

Xin cảm ơn ông!

Trần Hương

Tin liên quan

Tin khác

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng phải tập trung vào động lực trong nước

Bàn về giải pháp đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025, PGS.TS. Phạm Thế Anh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, cần tập trung vào thúc đẩy các động lực tăng trưởng trong nước. Trong đó, nguồn lực đầu tư trong dài hạn phải đến từ khu vực tư nhân.
Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Mỹ áp thuế 46%: "Giao điểm" để Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế chủ động

Chính sách thuế mới của Mỹ không chỉ là rào cản thương mại đơn thuần, mà là bài kiểm tra khả năng thích ứng, minh bạch và bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là nhận định của ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) xung quanh câu chuyện Mỹ áp thuế đối ứng 46% với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ

Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển. Song Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế bị Hoa Kỳ áp thuế đối ứng cao nhất, ở mức 46%. Bộ Tài chính đã có những ý kiến phản hồi xung quanh vấn đề này.
Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Tháo “vòng kim cô” để kinh tế tư nhân tạo kỳ tích tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và hướng tới hai con số trong giai đoạn tiếp theo, không thể chần chừ cải thiện từng phần mà phải dứt khoát tháo các điểm nghẽn đang kìm hãm năng lực phát triển của kinh tế tư nhân.Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có những phân tích trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Đầu tư cho giáo dục để đảm bảo tăng trưởng bền vững

Chất lượng giáo dục ưu tú là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.

Những rủi ro toàn cầu nào đáng chú ý?

Các ngân hàng trung ương ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam dự kiến ​​sẽ chờ đợi thêm các động thái mới và không cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Đông Nam Á không còn phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Fed

Mặc dù lãi suất của Hoa Kỳ dự kiến ​​vẫn ở mức cao, nhưng sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã giúp các ngân hàng trung ương khu vực Đông Nam Á tự chủ hơn trong việc cắt giảm lãi suất dựa trên tình hình mỗi quốc gia.

Sự hấp dẫn của châu Á trong đa dạng danh mục đầu tư

Sự biến động khó lường của thị trường đã trở lại do lạm phát dai dẳng tại Mỹ, lộ trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và rủi ro địa chính trị trở nên căng thẳng hơn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data