agribank-vietnam-airlines

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Nhóm phóng viên
Nhóm phóng viên  - 
Việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% đối với hàng hoá của Việt Nam vào nước này gây bất ngờ lớn và đặt ra nhiều thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Song TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng vẫn còn cơ hội đàm phán đồng thời cũng là cơ hội để mở ra cơ hội để củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước.
aa
RBA: Chính sách thuế quan mới của Mỹ có thể gây hại cho kinh tế toàn cầu Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Thuế quan mới sẽ thúc đẩy các nước xem xét lại chính sách thương mại Fed không nên vội điều chỉnh lãi suất do những rủi ro từ thuế quan
Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Dù không quá bất ngờ trước việc áp thuế, nhưng đây thực sự là một cú sốc lớn đối với thương mại toàn cầu và nền kinh tế Việt Nam. Tác động này có thể là cả gián tiếp và trực tiếp. Một mặt, cú sốc từ thuế quan sẽ khiến thương mại toàn cầu giảm, dẫn đến đà tăng trưởng chậm lại. Trong giai đoạn bất định này, chính sách của Mỹ và sự thu hút đầu tư vào quốc gia đó có thể sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, thị trường Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Do đó những biến động ở thị trường này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng triệu công ăn việc làm và thu nhập tại Việt Nam; Ngoài ra, áp lực lên tỷ giá sẽ lớn…

Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để ứng phó với chính sách thuế quan

Để ứng phó với các tác động từ chính sách thuế quan, Việt Nam cần chuẩn bị nhiều kịch bản để đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Điều quan trọng là Việt Nam cần giữ vững uy tín và thương lượng khéo léo trong các cuộc đàm phán về thuế quan. Hiện nay, thuế quan của Việt Nam đang ở mức cao so với nhiều quốc gia khác, vì vậy việc ứng xử dựa trên cơ sở lợi ích hài hòa là rất cần thiết. Chính phủ cũng cần có các hỗ trợ thiết thực để giảm bớt áp lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thuế quan.

Yếu tố nữa cũng rất quan trọng đó là việc tập trung đa dạng hóa thị trường, vì hiện tại nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào một số đối tác chính. Dù các hiệp định thương mại đã được ký kết, nhưng việc cung cấp thông tin thị trường và kết nối doanh nghiệp với các quốc gia khác sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuyển hướng.

Trong cuộc họp sáng ngày 3/4, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ, ngành phải có đối sách chủ động và linh hoạt trước mọi diễn biến. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, và đặc biệt là thúc đẩy khai thác thị trường nội địa. Về dài hạn, chúng ta cần tập trung củng cố nội lực và phát triển năng lực sản xuất trong nước. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ nền kinh tế trước những cú sốc từ bên ngoài.

Đối với vấn đề lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh này cũng rất khó khăn. Áp lực tỷ giá và lạm phát đang gia tăng, và việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ gặp nhiều rủi ro. Nếu muốn giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng ta phải cân nhắc rất kỹ về tác động của việc này đối với tỷ giá và lạm phát. Bởi vì lãi suất thấp có thể tác động đến tỷ giá và làm tăng áp lực lạm phát. Dư địa chính sách tiền tệ hiện nay rất hạn chế và vì thế, việc dự báo tăng trưởng cần phải thực tế và không quá lạc quan.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ (Tổ công tác).

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác. Tổ phó Tổ công tác là Bộ trưởng Bộ Công Thương. Thành viên Tổ công tác gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo các bộ, cơ quan: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, thành viên Tổ công tác còn có lãnh đạo các cơ quan liên quan khác do Tổ trưởng quyết định.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành nhằm tìm giải pháp ứng phó.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Tin khác

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Cần đồng bộ các giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chủ yếu dựa vào kênh tín dụng ngân hàng, một phần nhỏ qua bảo lãnh và cho thuê tài chính, cùng với vốn tự có và vốn đối tác như trả chậm, thư tín dụng, trong khi các nguồn vốn thay thế như quỹ đầu tư hay thị trường trái phiếu vẫn còn rất hạn chế.
Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Cần giải pháp mạnh để DNNVV tiếp cận vốn hiệu quả

Khu vực DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra việc làm, xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào ngân sách nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các DNNVV vẫn đang gặp phải không ít khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp, DNNVV chỉ có tổng nguồn vốn đạt 16,6 triệu tỷ đồng, chiếm chưa đến 30% tổng vốn hoạt động sản xuất kinh doanh toàn khu vực doanh nghiệp, với dư nợ tín dụng chỉ đạt gần 17,6%.
Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dẫn lối dòng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp tư nhân nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, là một trong số những nhóm khách hàng được ngành Ngân hàng ưu tiên cấp vốn tín dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách. Đây là những vấn đề được ông Trần Anh Quý, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) chia sẻ tại Hội thảo Phát triển hệ sinh thái nhằm nâng cao tiếp cận toàn diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam diễn ra ngày 26/3/2025.
Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Doanh nghiệp nhỏ cần liên kết để mở rộng cơ hội vay vốn ngân hàng

Đó là chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam Nguyễn Văn Thân tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân" do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 21/3.
Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Đa dạng hoá kênh huy động vốn, tạo đột phá cho kinh tế tư nhân

Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng để kinh tế tư nhân nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, phát triển bền vững. Vì vậy, hỗ trợ kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thuận lợi là nhiệm vụ quan trọng mà ngành Ngân hàng luôn chú trọng.

Cần nhiều giải pháp hỗ trợ để bảo hiểm nông nghiệp phát huy vai trò, tiềm năng

Ông Đỗ Minh Hoàng – Thành viên Hội đồng quản trị Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết Bảo hiểm Agribank (ABIC) cho biết, hiện vẫn còn tồn tại nhiều nguyên nhân khiến loại hình bảo hiểm nông nghiệp chưa phát huy được vai trò.

Tăng tính tuân thủ và minh bạch để ngừa rủi ro sở hữu chéo

Đây là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Xây dựng các tập đoàn tài chính phát triển bền vững ở Việt Nam” diễn ra ngày 5/12, do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

VDSC: Tăng trưởng tín dụng đến hết quý III khoảng 10,5%

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng đến hết quý III/2024 khoảng 10,5%. Trong đó, các ngân hàng có tăng trưởng kinh doanh mạnh nhất đạt từ 30%-124%

Quản trị dữ liệu trở thành "chìa khóa" để thành công

Ngày 19/9, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với công ty PwC Việt Nam, SVTECH và các đối tác tổ chức hội thảo "Tận dụng dữ liệu để thành công", giúp các ngân hàng nắm bắt xu hướng mới nhất trong lĩnh vực quản trị dữ liệu, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường số hóa ngày càng phức tạp.

Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục ổn định

Mặc dù mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ ở nhiều ngân hàng trong các tuần vừa qua nhưng mức độ tác động khiến lãi suất cho vay tăng theo trong các tháng cuối năm là không lớn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data