agribank-vietnam-airlines

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

aa
Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế
PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng phát biểu tại Diễn đàn

Chân dung nghề trong bối cảnh mới

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết, chúng ta đang cùng nhau chứng kiến và tham gia vào sự phát triển năng động những cũng đầy biến động khó lường của thị trường tài chính Việt Nam. Các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, phức tạp hơn; Cùng với đó, nhu cầu quản lý tài sản, đầu tư hiệu quả và đảm bảo an toàn tài chính của người dân ngày càng gia tăng. Bối cảnh đó đã đặt ra nhu cầu cấp thiết về quản lý tài chính cá nhân chuyên nghiệp cho người dân.

Vai trò của những nhà hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp là rất quan trọng. Họ phải trở thành cầu nối, là người dẫn đường tin cậy, giúp người dân không chỉ quản lý tài sản hiệu quả mà còn xây dựng một tương lai tài chính vững chắc. Một thị trường tài chính chỉ có thể phát triển thực sự bền vững khi có sự tham gia của những nhà đầu tư có hiểu biết, được định hướng đúng đắn và được bảo vệ bởi những chuẩn mực nghề nghiệp rõ rang, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương khẳng định.

PGS.TS. Vũ Văn Phúc, Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, Chân dung của nhà hoạch định tài chính cá nhân phải hội tụ nhiều yếu tố. Trong đó, người làm nghề phải có khả năng phân tích tài chính của khách hàng; xây dựng, đưa ra các giải pháp tài chính tối ưu, bảo vệ quyền lợi của khách hàng; có kỹ năng giao tiếp, tư vấn và khả năng lắng nghe để hiểu rõ nhu cầu và hoàn cảnh cụ thể của từng khách hàng; Và quan trọng nhất phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Qua đó, thúc đẩy các định chế tài chính hoạt động hiệu quả; hỗ trợ chức năng giám sát thị trường, góp phần tư vấn, phản biện chính sách.

Trong hoạt động của ngành Ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Giám đốc Trung tâm Khách hàng ưu tiên HDBank cho rằng, nhà hoạch định tài chính cá nhân chuyển từ vai trò “bán hàngˮ sang “tư vấn tài chính chuyên sâuˮ; chuyển từ tư duy “giao dịchˮ sang mô hình “đồng hành dài hạnˮ. Họ sẽ thiết kế kế hoạch tài chính cá nhân hoá và đồng hành cùng khách hàng trong quá trình triển khai thực tế; dẫn dắt tư duy tài chính có trách nhiệm và bền vững; am hiểu các nguyên tắc ESG và tài chính bền vững; có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và khả năng truyền cảm hứng; hành xử chuyên nghiệp, chính trực và đáng tin cậy…

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Đào tạo Tổng Công ty Bảo Việt Nhân Thọ cho rằng, trong giai đoạn mới, bảo hiểm nhân thọ là một mảnh ghép trong bức tranh tài chính tổng thể của cá nhân khách hàng, hoạch định tài chính cá nhân là kỹ năng không thể thiếu. Nhà hoạch định tài chính cá nhân không chỉ là người bán sản phẩm mà còn là người bạn đồng hành, tư vấn chuyên nghiệp, giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của mình. Để đáp ứng yêu cầu này, nhà hoạch định tài chính cá nhân cần liên tục học hỏi, nâng cao kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp.

PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương chia sẻ, nghề hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam còn khá mới, cần được định hình rõ ràng hơn về tiêu chuẩn và chức năng. Việc làm rõ "chân dung" và "vai trò" này là cực kỳ quan trọng, bởi nó không chỉ phát triển một ngành nghề cần thiết mà còn trực tiếp góp phần nâng cao hiểu biết tài chính, củng cố niềm tin và thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế
Toàn cảnh Diễn đàn

Sớm có khung pháp lý cho nghề mới

Để để phát triển nghề hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam, các chuyên gia đề xuất cần tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2020); tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho nghề hoạch định tài chính cá nhân là yêu cầu tất yếu và cấp bách hiện nay, trong đó cần thiết triển khai một Chương trình quốc gia về nâng cao dân trí tài chính, quản lý, hoạch định tài chính cá nhân; đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò tài chính cá nhân, gia đình và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân; xây dựng chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân cần phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Thực tế, ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành Công ty CP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản (FIDT) cho biết, Việt Nam hiện chưa có giấy phép riêng và khung năng lực thống nhất cho hành nghề tư vấn tài chính nên cần thiết lập chuẩn hành nghề chuyên biệt, tách biệt với giấy phép môi giới; thiết lập hệ thống phân cấp năng lực để người dân có thể nhận diện và đánh giá được chất lượng tư vấn một cách minh bạch; xây dựng và áp dụng khung năng lực cho lực lượng tư vấn – đồng thời chuẩn hóa quy trình tư vấn theo nhu cầu khách hàng. Đồng thời, các cơ sở giáo dục thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường kết nối giữa cơ sở đào tạo – tổ chức hành nghề – chuẩn năng lực quốc tế.

Trước những trao đổi đầy tâm huyết của các diễn giả, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương khẳng định, Diễn đàn không chỉ là một sự kiện học thuật, mà còn là cơ hội để kết nối các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp, cùng nhau thảo luận, định hướng cho một lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển như hoạch định tài chính cá nhân.

“Chúng tôi tin rằng, việc tạo ra một không gian đối thoại cởi mở, chuyên sâu ngay tại Học viện sẽ là tiền đề quan trọng để nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm, và hướng tới việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhà hoạch định tài chính cá nhân trong tương lai. Đây cũng chính là những cơ sở quý báu cho chúng tôi trong việc xây dựng, triển khai các Chương trình đào tạo nói chung và Chương trình đào tạo Hoạch định và tư vấn tài chính nói riêng. Qua đó, đóng góp một phần thiết thực vào sự phát triển chuyên nghiệp, bài bản của ngành hoạch định tài chính cá nhân, và xa hơn nữa là góp phần xây dựng một thị trường tài chính Việt Nam ngày càng minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững”, PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương khẳng định.

Hương Giang

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Giáo dục tài chính - “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, việc đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận an toàn và hiệu quả các dịch vụ tài chính không chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là cam kết vững chắc của Chính phủ. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang dần hiện thực hóa cam kết đó, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng - đặc biệt là nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Một khảo sát của NHNN chỉ ra rằng, kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nhiều người không thể tiết kiệm hoặc quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu tập trung về kiến thức tài chính của giới trẻ, những người đặc biệt dễ bị tổn thương do mới bắt đầu tự chủ về tài chính, là điều cần phải quan tâm.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data