agribank-vietnam-airlines

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Thanh Thanh
Thanh Thanh  - 
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
aa
Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng Bài 2: Giáo dục tài chính và “4 khó”, “4 dễ” AI trong giáo dục mang lại những lợi ích gì?

Trước đây, các dịch vụ ngân hàng yêu cầu thủ tục phức tạp và chỉ mở tài khoản cho người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay cho phép cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có thể mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức tín dụng. Để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã phát triển các sản phẩm ngân hàng số dành riêng cho học sinh và sinh viên nhằm giúp các bạn trẻ tiếp cận và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Đơn cử như Techcombank cung cấp dịch vụ ngân hàng số với nhiều ưu đãi cho học sinh, sinh viên. Các bạn trẻ có thể mở tài khoản và thẻ thanh toán để sử dụng các dịch vụ như chuyển khoản, thanh toán trực tuyến và quản lý chi tiêu hiệu quả. Vietcombank hỗ trợ học sinh từ 15 tuổi trở lên mở tài khoản ngân hàng với sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Dịch vụ ngân hàng số của Vietcombank giúp sinh viên thực hiện các giao dịch tài chính một cách thuận tiện và an toàn…

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên
Để đáp ứng nhu cầu của các bạn trẻ, nhiều ngân hàng tại Việt Nam đã phát triển các sản phẩm ngân hàng số

Theo chia sẻ của T.Q. Huy, 16 tuổi - học sinh THPT ở Hà Nội chia sẻ, trước đây, mình không kiểm soát được tiền tiêu vặt, thường tiêu hết trước khi đến cuối tháng. Nhưng từ khi được bố mẹ mở tài khoản thanh toán tại MB, Huy nhận tiền từ bố mẹ qua chuyển khoản thay vì nhận tiền mặt, giúp cậu theo dõi chi tiêu qua ứng dụng ngân hàng và học cách phân bổ tiền một cách hợp lý.

Hay như H.T. Lan, 19 tuổi, sinh viên năm nhất Đại học Kinh tế quốc dân, muốn tham gia một khóa học kỹ năng mềm trị giá 3 triệu đồng nhưng không có sẵn tiền. Lan đã sử dụng tính năng "Tiết kiệm tự động" của ứng dụng VPBank NEO để đặt mục tiêu tiết kiệm trong 3 tháng. Nhờ đó, Lan hình thành thói quen tiết kiệm và đạt được mục tiêu tài chính mà không phải vay mượn.

Có điều kiện thuận lợi hơn H.T.Lan, Hoàng Minh, 21 tuổi, sinh viên năm ba Đại học Bách Khoa, có thu nhập từ công việc làm thêm nhưng chưa biết cách quản lý dòng tiền sao cho hiệu quả. Qua tìm hiểu thông tin, Minh đã mở hai tài khoản tại Techcombank để tách biệt tài chính cá nhân. Việc này giúp Minh kiểm soát dòng tiền tốt hơn, giảm thiểu rủi ro tiêu xài không kiểm soát và hình thành thói quen quản lý tài chính chuyên nghiệp.

Có thể thấy, với sự hỗ trợ từ các ngân hàng, các sản phẩm tài chính dành riêng cho học sinh, sinh viên đã giúp các bạn trẻ làm quen với nền tảng tài chính hiện đại, đồng thời tạo ra cơ hội để các bạn thực hành và hình thành tư duy tài chính từ sớm. Từ những ví dụ thực tế trên cho thấy rõ sự chuyển biến tích cực trong thói quen tài chính của giới trẻ khi được tiếp cận với các công cụ ngân hàng số.

Để tăng cường hiểu biết giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng, nhà trường và phụ huynh là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa các chương trình truyền thông tài chính và ứng dụng ngân hàng số trong giảng dạy sẽ giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về tài chính cá nhân và trang bị cho họ những kỹ năng tài chính vững vàng, từ đó chuẩn bị cho một tương lai tài chính ổn định và thông minh.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều dịch vụ ngân hàng số được phát triển, giới trẻ cần được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp họ cải thiện khả năng quản lý tài chính mà còn tạo ra một thế hệ trẻ tự tin, chủ động và có trách nhiệm trong việc xây dựng tương lai tài chính của mình.

Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Giáo dục tài chính - “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, việc đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận an toàn và hiệu quả các dịch vụ tài chính không chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là cam kết vững chắc của Chính phủ. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang dần hiện thực hóa cam kết đó, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng - đặc biệt là nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Một khảo sát của NHNN chỉ ra rằng, kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nhiều người không thể tiết kiệm hoặc quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu tập trung về kiến thức tài chính của giới trẻ, những người đặc biệt dễ bị tổn thương do mới bắt đầu tự chủ về tài chính, là điều cần phải quan tâm.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data