agribank-vietnam-airlines

Giáo dục tài chính - “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Bình Minh
Bình Minh  - 
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, việc đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận an toàn và hiệu quả các dịch vụ tài chính không chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là cam kết vững chắc của Chính phủ. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang dần hiện thực hóa cam kết đó, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng - đặc biệt là nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa.
aa

Trụ cột cho phát triển bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh, tài chính toàn diện là một trong những giải pháp then chốt giúp đất nước phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo yếu tố bền vững. Chiến lược này không chỉ tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực tài chính cần thiết, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư, giảm bất bình đẳng và củng cố an sinh xã hội.

Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Sau 5 năm triển khai, 5/9 chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược đã có khả năng hoàn thành. Tỷ lệ người trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng tăng mạnh, giao dịch không dùng tiền mặt bùng nổ, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận tín dụng cải thiện đáng kể. Những kết quả tích cực này phản ánh rõ nỗ lực đồng bộ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương và đặc biệt là hệ thống ngân hàng.

Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng khả năng tiếp cận, một trong những bước đi quan trọng của tài chính toàn diện là nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính một cách thông minh và an toàn cho người dân. Trong xu thế số hóa mạnh mẽ, việc trang bị kiến thức để tránh rơi vào bẫy tín dụng đen, bảo vệ thông tin cá nhân và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn các hộ kinh doanh chợ Chiềng Đen (thành phố Sơn La) sử dụng Viettel Money. Ảnh: Luyện Ngọc Tuấn
Nhân viên Viettel Sơn La hướng dẫn các hộ kinh doanh chợ Chiềng Đen (thành phố Sơn La) sử dụng Viettel Money - Ảnh: L.N. Tuấn

Điển hình cho nỗ lực này là BIDV, một trong những ngân hàng tiên phong trong phổ cập giáo dục tài chính cho cộng đồng. Hàng loạt chương trình truyền thông như “Tiền khéo tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, cuộc thi “Hiểu biết về tài chính”, hay chương trình hoạt hình “Tay hòm chìa khóa” đã mang kiến thức tài chính đến gần hơn với người dân, từ học sinh, sinh viên đến người lao động phổ thông.

Năm vừa qua, BIDV tiếp tục đồng hành cùng chương trình truyền hình thực tế “Vũ trụ đồng tiền – The Moneyverse”, do Thời báo VTV và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp thực hiện. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình giải trí được thiết kế riêng cho sinh viên, lồng ghép các tình huống thực tiễn về kiếm tiền, tiêu tiền, đầu tư và quản trị rủi ro. Hơn 15.000 sinh viên trên toàn quốc đã tham gia, không chỉ tranh tài mà còn học cách làm chủ tài chính cá nhân trong thời đại mới.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn chương trình, cho rằng: “Những cách làm sáng tạo như The Moneyverse có khả năng lan tỏa tri thức tài chính, góp phần hình thành thói quen tài chính bền vững, đặc biệt trong thế hệ trẻ.”

Nhiệm vụ trung tâm của chiến lược

Không để ai bị bỏ lại phía sau, đây là tư tưởng cốt lõi xuyên suốt Chiến lược tài chính toàn diện. Tuy nhiên, trong quá trình số hóa các dịch vụ tài chính, việc bảo vệ an toàn thông tin và quyền lợi người dùng càng trở nên quan trọng.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tăng cường giám sát, đồng thời phối hợp với Bộ Công an trong việc kết nối, làm sạch dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là bước quan trọng nhằm phòng ngừa gian lận tài chính, bảo vệ khách hàng khỏi các hình thức lừa đảo tinh vi qua không gian mạng.

Bên cạnh đó, các bộ ngành khác cũng có trách nhiệm rõ ràng. Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm mới, cơ chế bảo lãnh tín dụng; Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai chương trình giáo dục tài chính trong trường học; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt… Tất cả đều hướng tới một hệ sinh thái tài chính an toàn, công bằng và bền vững.

Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa
Đa dạng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ tài chính trên kênh số

Tận dụng công nghệ, lan tỏa tri thức

Tài chính toàn diện không thể thiếu công nghệ. Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) không chỉ giúp giảm chi phí, tối ưu dịch vụ mà còn tạo ra nhiều sản phẩm mới phù hợp với từng nhóm dân cư. Việc ứng dụng công nghệ góp phần đảm bảo mọi người dân – từ vùng đồng bằng đến miền núi, hải đảo – đều có thể tiếp cận tài chính một cách thuận tiện và an toàn.

Tuy nhiên, công nghệ chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi đi kèm với tri thức. Đó là lý do vì sao truyền thông và giáo dục tài chính đóng vai trò cầu nối quan trọng. Các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, nền tảng kỹ thuật số sẽ tiếp tục là cánh tay nối dài giúp lan tỏa tri thức, định hướng hành vi tài chính tích cực trong cộng đồng.

Bảo vệ người dân khi tiếp cận các dịch vụ tài chính không chỉ là nhiệm vụ kỹ thuật, đó là sự cam kết mang tính nhân văn và phát triển. Với những bước đi mạnh mẽ từ Chính phủ, sự đồng hành của các tổ chức tài chính và tinh thần học hỏi của người dân, Việt Nam đang tiến gần hơn đến một xã hội tài chính toàn diện - nơi mỗi cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng để làm chủ đồng tiền và tương lai của chính mình.

Bình Minh

Tin liên quan

Tin khác

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Một khảo sát của NHNN chỉ ra rằng, kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nhiều người không thể tiết kiệm hoặc quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu tập trung về kiến thức tài chính của giới trẻ, những người đặc biệt dễ bị tổn thương do mới bắt đầu tự chủ về tài chính, là điều cần phải quan tâm.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tội phạm mạng cũng không ngừng gia tăng và sử dụng mọi thủ đoạn để “giăng bẫy” người dùng. Theo các cơ quan chức năng, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy không mới nhưng vẫn tiếp tục đánh lừa hàng nghìn người, đánh vào tâm lý và sự “nhẹ dạ, cả tin” của người dân. Nếu có kiến thức về tài chính, mỗi người sẽ có thể tự bảo vệ mình và những lời mời gọi lừa đảo sẽ không còn đất sống.
Bảo an Tiết kiệm - Lá chắn tài chính vững chắc cho khu vực tam nông

Bảo an Tiết kiệm - Lá chắn tài chính vững chắc cho khu vực tam nông

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, người dân tại các khu vực nông thôn vẫn luôn coi gửi tiết kiệm tại ngân hàng là một phương án đảm bảo tài chính an toàn và ổn định. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn như: biến cố sức khỏe hay rủi ro về tài khoản tiết kiệm vẫn là những nguy cơ có thể làm xáo trộn cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề này, Bảo an Tiết kiệm – sản phẩm bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) phối hợp cùng Agribank triển khai – ra đời như một giải pháp tài chính toàn diện, đặc biệt phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn, nơi mà nguồn tài chính cá nhân còn nhiều hạn chế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data