agribank-vietnam-airlines

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

H.Thanh
H.Thanh  - 
Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
aa
Bài 2: Giáo dục tài chính và “4 khó”, “4 dễ” Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Tầm quan trọng của giáo dục tài chính cho trẻ em từ sớm

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi tiền bạc và tài chính ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống, việc giáo dục tài chính từ sớm cho trẻ em – đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học (6-11 tuổi) – trở nên vô cùng quan trọng. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu hình thành những nhận thức ban đầu về tiền bạc, song vẫn thiếu những kỹ năng và hiểu biết để quản lý chi tiêu hợp lý. Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.

Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhận thức và hành vi. Mỗi độ tuổi lại có đặc điểm riêng khi tiếp cận với tiền bạc. Chẳng hạn ở giai đoạn 6-7 tuổi trẻ bắt đầu nhận biết các loại tiền và hiểu rằng tiền có thể đổi lấy đồ vật. Tuy nhiên, các em vẫn chưa phân biệt rõ giữa các mệnh giá và thường tiêu tiền theo cảm hứng, thấy thích là muốn mua ngay. Còn bước sang tuổi thứ 8, 9, trẻ dần hiểu rằng tiền có giới hạn và không phải cứ muốn là có. Các em bắt đầu có khái niệm sơ khai về tiết kiệm nhưng chưa có kế hoạch chi tiêu cụ thể. Tuổi từ 10-11 là giai đoạn trẻ nhận thức rõ hơn về giá trị của tiền, phân biệt giữa nhu cầu thiết yếu và mong muốn cá nhân. Các em cũng bắt đầu hiểu sự quan trọng của việc lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm.

Song để hình thành thói quen tài chính tốt, cha mẹ và giáo viên cần có phương pháp giáo dục phù hợp, gắn liền với thực tế và trải nghiệm của trẻ. Trẻ cần hiểu rằng tiền không tự nhiên có mà phải đến từ lao động. Những ví dụ thực tế như: “Mẹ đi làm và được trả lương, sau đó dùng tiền để mua thực phẩm, quần áo cho gia đình” sẽ giúp trẻ hình dung rõ hơn.

Trẻ rất dễ hứng thú khi được trao “trách nhiệm” quản lý, thực hiện chương trình mua sắm độc lập
Trẻ rất dễ hứng thú khi được trao “trách nhiệm” quản lý, thực hiện chương trình mua sắm độc lập

Một trong những cách giúp trẻ hình thành thói quen tài chính tích cực là trao cho trẻ “trách nhiệm” quản lý một khoản tiền nhỏ. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng heo đất, hoặc lập một tài khoản tiết kiệm riêng để trẻ tự quản lý. Việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm như “tiết kiệm 50.000 đồng để mua sách trong một tháng” sẽ giúp trẻ hiểu được niềm vui khi đạt được mục tiêu thông qua sự kiên trì của mình.

Thay vì đưa tiền tiêu vặt tùy ý, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách phân chia tiền theo tỷ lệ hợp lý: 50% chi tiêu, 30% tiết kiệm và 20% giúp đỡ người khác. Việc trẻ có thể lập danh sách các món cần mua, so sánh giá trước khi quyết định có thể coi là bước đầu tiên của tư duy tiêu dùng thông minh.

Khi trẻ muốn mua một món đồ chỉ vì hấp dẫn nhất thời, cha mẹ không nên lập tức từ chối hay chiều theo mà hãy đặt câu hỏi như: “Con có thực sự cần món này không?” hoặc “Nếu hôm nay con mua món này, tuần sau con sẽ không còn tiền mua truyện, con chọn thế nào?”. Điều này giúp trẻ suy nghĩ và đưa ra quyết định tài chính có trách nhiệm.

Vai trò của nhà trường và gia đình trong giáo dục tài chính

Giáo dục tài chính không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà trường. Trường học có thể tích hợp nội dung tài chính vào các môn học kỹ năng sống, tổ chức các ngày hội tài chính cho học sinh, hoặc triển khai các tiết học trải nghiệm về quản lý tài chính.

Ví dụ, Trường Tiểu học Quốc tế Thăng Long tại Hà Nội tổ chức “Ngày hội shopping” hàng tháng, nơi học sinh sử dụng thẻ để mua sắm. Qua đó, các em không chỉ được khuyến khích học tốt mà còn được trải nghiệm cách sử dụng “tiền thưởng” một cách hợp lý và học cách đưa ra quyết định tài chính phù hợp với độ tuổi.

Đồng thời, gia đình là nơi trẻ quan sát và học hỏi thói quen chi tiêu hàng ngày. Khi cha mẹ chia sẻ với con về các quyết định tài chính đơn giản như: “Mẹ đang so sánh giá để mua sữa cho gia đình với mức giá hợp lý”, trẻ sẽ học được cách quản lý tiền bạc từ những bài học thực tế.

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học không phải là lý thuyết khô khan, mà là một hành trình thú vị, gần gũi và thực tế. Khi được hướng dẫn đúng cách, trẻ không chỉ học cách tiêu tiền hợp lý mà còn phát triển tư duy tài chính vững chắc – nền tảng cho cuộc sống trưởng thành tự chủ và thành công sau này.

Theo bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục của UNICEF tại Việt Nam, giáo dục tài chính cần được hướng đến sự hiểu biết chuyên sâu về các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý rủi ro. Để làm được điều này, giáo viên cần được trang bị kiến thức chuyên môn về giáo dục tài chính và hiểu rõ tâm lý học sinh.

Một số quốc gia như Anh Quốc và Hàn Quốc đã đưa giáo dục tài chính vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học, với các bài học được thiết kế phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra, tại Việt Nam, một số ngân hàng như BIDV và TPBank cũng đã phát triển các ứng dụng giúp phụ huynh giáo dục tài chính cho con em mình qua các trò chơi và hoạt động tương tác.

H.Thanh

Tin liên quan

Tin khác

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tội phạm mạng cũng không ngừng gia tăng và sử dụng mọi thủ đoạn để “giăng bẫy” người dùng. Theo các cơ quan chức năng, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy không mới nhưng vẫn tiếp tục đánh lừa hàng nghìn người, đánh vào tâm lý và sự “nhẹ dạ, cả tin” của người dân. Nếu có kiến thức về tài chính, mỗi người sẽ có thể tự bảo vệ mình và những lời mời gọi lừa đảo sẽ không còn đất sống.
Bảo an Tiết kiệm - Lá chắn tài chính vững chắc cho khu vực tam nông

Bảo an Tiết kiệm - Lá chắn tài chính vững chắc cho khu vực tam nông

Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động, người dân tại các khu vực nông thôn vẫn luôn coi gửi tiết kiệm tại ngân hàng là một phương án đảm bảo tài chính an toàn và ổn định. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn như: biến cố sức khỏe hay rủi ro về tài khoản tiết kiệm vẫn là những nguy cơ có thể làm xáo trộn cuộc sống của nhiều hộ gia đình. Để giải quyết vấn đề này, Bảo an Tiết kiệm – sản phẩm bảo hiểm do Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Bảo hiểm Agribank) phối hợp cùng Agribank triển khai – ra đời như một giải pháp tài chính toàn diện, đặc biệt phù hợp với người dân ở khu vực nông thôn, nơi mà nguồn tài chính cá nhân còn nhiều hạn chế.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data