agribank-vietnam-airlines

Hiểu về tài chính để làm chủ tương lai

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Một khảo sát của NHNN chỉ ra rằng, kiến thức tài chính của sinh viên Việt Nam nhìn chung còn thấp. Nhiều người không thể tiết kiệm hoặc quản lý tiền bạc một cách hiệu quả. Việc thiếu nghiên cứu tập trung về kiến thức tài chính của giới trẻ, những người đặc biệt dễ bị tổn thương do mới bắt đầu tự chủ về tài chính, là điều cần phải quan tâm.
aa
Khung pháp lý cho tài sản mã hóa cần cân bằng nhiều mục tiêu Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Không chỉ vậy, thiếu kiến thức về tài chính cũng sẽ khiến các bạn trẻ trở thành nạn nhân của các vụ việc lừa đảo với nhiều thủ đoạn tinh vi. Trong thời gian qua, liên tiếp các vụ việc lừa đảo liên quan đến tài chính đã xảy ra mà mục tiêu các đối tượng hướng tới lại là các bạn học sinh, sinh viên. Cụ thể, trên fanpage của Đại học Kinh tế Quốc dân mới đây đã đăng tải thông tin cảnh báo sinh viên toàn trường về tình trạng lừa đảo dưới hình thức yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng. Các đối tượng phát đi thông báo về nội dung chương trình học bổng của Cộng hòa Liên bang Đức. Để tham gia chương trình, quỹ học bổng yêu cầu sinh viên phải chứng minh khả năng tài chính, chuyển khoản vào tài khoản của các đối tượng để lấy biên bản sao kê. Đại học Kinh tế Quốc dân khẳng định không có mối liên hệ, liên kết nào với các chương trình hoặc tổ chức như đã nêu ở trên.

Trước đó, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết đã ghi nhận một số trường hợp sinh viên nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn từ các số điện thoại lạ, giả mạo danh tính nhà trường để đe dọa, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành vi lừa đảo. Theo đại diện Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, những đối tượng này có thể viện lý do liên quan đến học vụ, học phí, kỷ luật sinh viên... gây hoang mang và mục đích cuối cùng nhằm lừa đảo. Kẻ gian giả danh công an, viện kiểm sát, gọi điện hoặc nhắn tin thông báo sinh viên liên quan đến vụ án như rửa tiền, ma túy, lừa đảo; yêu cầu giữ bí mật, không chia sẻ với ai; ép cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền để “chứng minh tài chính”...

Giới chuyên môn khẳng định, giáo dục tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện của quốc gia, đặc biệt đối với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên. Đây là thế hệ tương lai của đất nước, một thế hệ trẻ có kiến thức tài chính vững vàng sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế chung.

Ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng kiêm Trưởng Ban Đào tạo và Phát triển của Chứng khoán SSI cho rằng, việc giáo dục đầu tư cho giới trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển thị trường. Giáo dục tài chính đã không còn là một môn học tự chọn, tài chính cá nhân đã trở thành một kỹ năng sống cần thiết trong thời đại hiện nay.

Tại Học viện Ngân hàng, bà Đỗ Thị Thu Hà, Phó Trưởng Bộ môn Kinh doanh ngân hàng - Khoa Ngân hàng cho biết, Học viện luôn xác định giáo dục tài chính cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết. Đây là 1 trong 3 nhiệm vụ quan trọng nhất của việc giáo dục tài chính toàn diện. Học viện đã thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục tài chính cho sinh viên, như trong tuần lễ công dân đầu năm học có nội dung nâng cao ý thức tài chính cá nhân cho tân sinh viên.

Trong quá trình giảng dạy, Học viện rất chú trọng đưa các nội dung giáo dục tài chính để tạo khung lý thuyết cơ bản cho sinh viên, để sau khi ra trường, mỗi sinh viên sẽ trở thành chuyên gia về tài chính và giúp lan tỏa kiến thức cho cộng đồng và xã hội.

Bà Đỗ Thị Thu Hà đánh giá, thế hệ gen Z rất thông minh, nhanh nhạy, trở thành người tiêu dùng trong tương lai. Vì vậy, Học viện thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong thanh toán và trong các tất cả công tác tài chính, kế toán của Học viện, như tích hợp thẻ sinh viên với thẻ ngân hàng để sinh viên có thể sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại mà không phải xếp hàng nộp học phí như trước đây; sử dụng nhiều phương thức hiện đại như chuyển khoản, ví điện tử hoặc các phương thức khác…

“Thông qua các hoạt động này, thời gian gần đây, nhận thức của sinh viên về tài chính cá nhân cũng như rủi ro của sinh viên nói riêng, người tiêu dùng nói chung về sử dụng thẻ đã cải thiện nhiều, qua đó minh chứng sự hiệu quả của các chương trình giáo dục tài chính trong nhà trường”, bà Hà cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, không chỉ Học viện Ngân hàng mà tất cả các trường đại học nên phổ cập toàn diện về giáo dục tài chính. Đây sẽ là một việc làm thiết thực giúp mỗi sinh viên có thể nắm vững các kiến thức, kỹ năng tài chính để có thể hướng tới tự chủ về tài chính một cách thông minh trong tương lai.

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lan tỏa tri thức tài chính từ trường học đến cộng đồng

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một sân chơi giáo dục tài chính dành cho học sinh phổ thông chính thức được ra mắt. Tại buổi lễ ký kết hợp tác triển khai "Tài chính thông minh" - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam giữa Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT, nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui và kỳ vọng sân chơi này sẽ mang đến những bài học bổ ích, gần gũi, giúp các bạn trẻ tiếp cận kiến thức tài chính một cách dễ dàng và hiệu quả.
Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Gieo mầm tri thức tài chính, làm chủ tương lai cho thế hệ trẻ

Ngày 11/4/2025, tại Hà Nội, Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT tổ chức Lễ ra mắt sân chơi giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông toàn quốc. Đồng thời thực hiện ký kết hợp tác triển khai sân chơi - sân chơi giáo dục tài chính trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh phổ thông toàn quốc, theo định hướng của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết 03/NQ-CP.
Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Sắp diễn ra Lễ ký kết hợp tác sân chơi “Tài chính thông minh”

Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản. Do đó, giáo dục tài chính là một trong những mục tiêu quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, trong đó giáo dục tài chính ngay từ nhà trường là bước đi chiến lược và cấp bách.
Giáo dục tài chính -  “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Giáo dục tài chính - “tấm khiên” bảo vệ người dân trong kỷ nguyên số hóa

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam không ngừng chuyển mình mạnh mẽ, việc đảm bảo mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận an toàn và hiệu quả các dịch vụ tài chính không chỉ là mục tiêu phát triển mà còn là cam kết vững chắc của Chính phủ. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đang dần hiện thực hóa cam kết đó, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng - đặc biệt là nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Giáo dục tài chính cho trẻ tiểu học: Hướng đi bền vững cho tương lai

Nếu được hướng dẫn đúng cách, trẻ em sẽ phát triển tư duy tài chính lành mạnh, biết cách tiết kiệm, phân biệt giữa “cần” và “muốn”, từ đó hình thành thói quen tài chính tích cực cho tương lai.
Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Tiền tự động “đẻ” ra tiền: Giải pháp hút CASA

Cuộc đua thu hút tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đang ngày càng gay cấn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CASA là một trong những yếu tố chính giúp ngân hàng có thể huy động nguồn vốn với chi phí thấp, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, các ngân hàng không ngừng tung ra thị trường nhiều sản phẩm để hút tiền gửi của người dân trong tài khoản thanh toán.
Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Quản lý tài chính thông minh với ngân hàng số

Hiện nay, nhiều ngân hàng đang tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ để cá nhân hoá dịch vụ tài chính. Chính vì vậy, ứng dụng ngân hàng số không chỉ là kênh giao dịch thuận tiện mà còn mà còn là “trợ lý tài chính” đắc lực trong đời sống hàng ngày giúp người dùng quản lý tài sản hiệu quả hơn.
Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Ngân hàng số - công cụ tài chính hữu ích cho học sinh, sinh viên

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, ngân hàng số không chỉ là dịch vụ tài chính dành cho người trưởng thành mà còn là công cụ giáo dục tài chính hiệu quả cho học sinh và sinh viên. Việc sử dụng ngân hàng số giúp giới trẻ học cách quản lý tiền bạc từ sớm, phát triển các kỹ năng tài chính quan trọng như tiết kiệm, lập ngân sách, theo dõi chi tiêu và tránh rủi ro lạm chi. Điều này không chỉ tạo nền tảng tài chính vững chắc mà còn giúp hình thành tư duy tài chính thông minh cho tương lai.
Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Bài 1: Hiểu đúng để làm đúng

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tội phạm mạng cũng không ngừng gia tăng và sử dụng mọi thủ đoạn để “giăng bẫy” người dùng. Theo các cơ quan chức năng, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng tuy không mới nhưng vẫn tiếp tục đánh lừa hàng nghìn người, đánh vào tâm lý và sự “nhẹ dạ, cả tin” của người dân. Nếu có kiến thức về tài chính, mỗi người sẽ có thể tự bảo vệ mình và những lời mời gọi lừa đảo sẽ không còn đất sống.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data