agribank-vietnam-airlines

Ông thợ ảnh “chịu chơi”

Thụy Miên
Thụy Miên  - 
Hiếm có ai đam mê cổ vật và chịu chơi như ông Đinh Văn Dần ở phố Vạn Thịnh (TP. Ninh Bình - tỉnh Ninh Bình). Cách chơi của ông không chỉ độc đáo, lạ lùng, mà có cả một triết lý. 
aa

Hơn thế, mỗi món đồ có được, ông đều yêu quý như con. Chúng cứ hiện diện trong nhà như thủ thỉ tâm tình. Còn ông có lúc, như nói tiếng nói của chúng, như chìm đắm, lãng du về một miền văn hóa.

Ông thợ ảnh “chịu chơi”
Ông Dần giới thiệu về món đồ quý

Cả gia đình yêu cổ vật

Trước hết thì ông Dần có một đại gia đình khá lạ lùng. Người sinh ra ông Dần là cụ Đinh Văn Hợi có thú chơi đồ cổ từ xa xưa, điều đó đã truyền lan sang sáu người con và tất cả đều chơi đồ cổ, trong đó có hai người con gái. Ông Dần cho biết đó là điều độc đáo, bản thân ông là một tay chơi không chỉ thừa hưởng “dòng máu nóng” từ bố, mà còn tiếp tục được hun đúc, ủ ấm bằng niềm đam mê cháy bỏng.

Năm 25 tuổi, khi chưa có vợ, Đinh Văn Dần đã thấy bố mình “kết duyên” với những món đồ đẹp đến mê mị, và bản thân cũng thèm muốn sở hữu. Khi đó, gia đình làm nghề nhiếp ảnh gia truyền, chàng trai Đinh Văn Dần tài tử, sẵn sàng cưỡi xe đạp đi chụp một tuần, để kiếm số tiền bằng cả chục cây vàng bây giờ.

Tiêu không hết, nên chàng lãng tử ấy cũng muốn rước về những món đồ mình thích. “Nàng ấy (chiếc bình), chiếc lọ Mai Bình là thứ đầu tiên tôi rước về. Tôi vẫn giữ làm kỷ niệm. Nàng thuộc gốm cao cấp thời nhà Minh, cao 45cm, giờ còn vẹn nguyên. Tôi xem trên mạng thì thấy giá trị lớn khủng khiếp”, ông Dần vui vẻ.

Quê ông ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nhưng cả gia đình lập nghiệp ở TP. Ninh Bình. Từ năm 1976 đến 1990, người ta vẫn thấy một gã trai có gương mặt rất nghệ sĩ, đạp xe bóng láng, khoác máy ảnh, rong ruổi chụp ảnh và săn tìm. Qua trò chuyện được biết, ngoài thú chơi và sưu tầm cổ vật, ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế cổ vật bị hư hỏng.

Ông hồi tưởng: “Làm nghề ảnh ngày đó khá giả. Anh em chúng tôi chẳng phải quá lo lắng về kinh tế, nên có tiền là đi. Không chỉ là niềm ước ao sở hữu, mà chúng tôi yêu thực sự. Hễ thấy món đồ mà chúng tôi thích là mua bằng được. Nói chung là chúng tôi chịu chơi. Nhưng nói thật đâu phải lúc nào cũng đủ tiền để mua.

Bố tôi xưa chơi cho thỏa ý thích, chứ chẳng phải thể hiện gì cả. Và giờ anh em chúng tôi đều là những người chơi có tâm. Nay tôi không làm nghề chụp ảnh nữa mà tập trung chơi đồ cổ để hiểu sâu hơn về nó”.

Mơ ước lập bảo tàng

Hơn 40 năm dày công sưu tầm, với 65 tuổi đời, đến nay, ông Dần sở hữu hơn 500 món đồ cổ, nhiều món là bảo vật, với trị giá cả chục tỷ đồng. Ông sưu tầm đa dạng về chất liệu như: đồng, gỗ, sành, sứ... và quan tâm những món mang giá trị thẩm mỹ cao, có giá trị về mặt lịch sử. Nhiều người bảo, ông chỉ cần bán một món đắt tiền trong số đó thì đã đủ để sống an nhàn đến cuối đời.

Nhưng không, đã yêu thì không bán mà gìn giữ, để vang danh dòng họ, lưu truyền cho con cháu. Vì yêu, nên hàng ngày ông ăn ở bên chúng, chùi lau cho chúng, thậm chí còn trò chuyện. Và để hoàn thiện hồ sơ và vốn hiểu biết về một món đồ, ông thường phải đọc, phải nghiên cứu tư liệu. Mỗi lần như thế, quá khứ, lịch sử hàng trăm năm lại hiện về, trong từng nét hoa văn, từng chất men, hay chi tiết nhỏ của lọ lục bình, chiếc ấm…

Khi có khách đến, ông nói vanh vách về từng khoảng thời gian ra đời của mỗi cổ vật, về giá trị của nó với đời sống con người. Ông Dần cho hay: “Để có kiến thức về đồ cổ như ngày hôm nay, tự tôi phải học. Đồ cổ có giá trị cao hay thấp phụ thuộc vào hoa văn, hình dáng, kích thước và chất liệu. Đồ vật có giá trị cao phải có tính mỹ thuật lớn và nó phải gắn liền với một thời đại văn hóa nào đó của dân tộc, mang giá trị lịch sử”.

Sở hữu nhiều cổ vật niên đại cả trăm năm, với giá trị thẩm mỹ cao, ông Dần cho biết gia đình chỉ sưu tầm chứ không bán. “Nếu bán tôi đã là tỉ phú. Bán một cách dễ dãi thì còn gì là thú chơi nữa”, ông nhấn mạnh.

Dẫu thế, ông cũng nhận mình là người may mắn, vì mua được chiếc ấm gốm sứ Hoa Đâu thời Lý, hay chiếc bình thời Minh với giá rất rẻ, cái nào nhiều lắm cũng chỉ chục triệu đồng. Thực sự khi đó, ông cũng không biết nó quý giá đến mức nào, yêu thích đồ cổ, thấy người dân đào được thì ông mua lại.

“Vừa rồi, có nhóm buôn đồ cổ đến nhà xem các đồ vật của tôi. Xem xét một hồi rồi họ ngả giá chiếc bình gốm sứ Hoa Đâu giá hơn một tỷ đồng. Nhưng tôi không bán. Tôi đòi họ trả chục tỷ đồng mới bán. Thực ra tôi biết nó không đến mức giá như thế. Nhưng tôi không muốn bán nên đòi giá cao để họ không mua được”, ông Dần cho hay.

Giờ ông Dần vẫn rong ruổi đi tìm, như thể bị cổ vật gọi đi, dắt đi. Khi thì một mình cưỡi xe đến tận Mường Khến (Tân Lạc - Hòa Bình) để mua một chiếc mặt nạ Mo Mường; khi khác lại vào đến tận Cẩm Thủy (Thanh Hóa) rước về chiếc trống cổ. Lúc mệt, tiện thì ông vào quán nước, không thì cứ bờ đê lộng gió, cứ gốc cổ thụ mà ngồi.

Khách hỏi: “Sao ông không bán một món đồ, rồi làm nhà to để ở cho sướng, rồi có điều kiện trưng bày các món đồ. Rồi còn có điều kiện thuê xe ô tô mà đi tìm?”. Ông cười: “Tôi thích đi xe máy để rẽ dọc rẽ ngang. Vẫn còn sức mà. Gia đình còn ngôi nhà cổ ở xã Trường Yên (huyện Hoa Lư) đó. Tôi ao ước là lập bảo tàng ở đó. Cảnh đẹp non nước hữu tình, làm được một bảo tàng nhỏ ở đó để khách thập phương đi du lịch ghé qua. Hiện tại thì tôi còn lo cho con, ước mơ đó để từ từ đã. Nhưng tôi sẽ sớm thực hiện thôi”.

Thụy Miên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data