agribank-vietnam-airlines

Phố xưa, người cũ… giữa phồn hoa

Bài và ảnh Thanh Hồng
Bài và ảnh Thanh Hồng  - 
Đường Lê Công Kiều, quận 1, TP. Hồ Chí Minh là địa chỉ quen thuộc của những người chuyên sưu tầm, mua bán đồ cổ. Nhưng ở đây không chỉ có sức hút của cổ vật, mà câu chuyện đời, chuyện nghề cha truyền con nối của người kinh doanh cũng nổi tiếng và hấp dẫn như những món cổ vật vài trăm năm tuổi.
aa

Câu chuyện bắt đầu với người bán đồ cổ già nhất ở đường Lê Công Kiều, ông Huỳnh Phước Huyện, tên thường gọi là ông Tư. Năm nay ông đã trên 90 tuổi, vẫn hàng ngày ngồi ở góc đường Nguyễn Thái Bình, Lê Công Kiều mua bán đủ loại đồ cổ, giả cổ bằng đồng và gốm sứ. Câu chuyện của ông Tư kể về...

Phố xưa, người cũ… giữa phồn hoa
Anh Đặng Phước Thịnh, cháu ngoại ông Tư tiếp nối nghề của ông

Đường xưa...

Khởi nguồn của cái tên đường Lê Công Kiều cũng thuộc loại xưa như những món đồ cũ bán tại đây. Ở TP. Hồ Chí Minh bây giờ, có lẽ chỉ duy nhất con đường này còn giữ nguyên cái tên đã 65 tuổi, trải nhiều biến thiên thời cuộc và lịch sử. Lê Công Kiều là một vị Đốc binh thời Cần Vương chống Pháp, gốc người Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), tên ông được đặt cho con đường này từ năm 1955.

Đây chỉ là con đường ngắn, chưa quá 200m, đứng từ đầu đường có thể nhìn thấy cuối đường. Đến giờ các ngôi nhà ở đây còn giữ nguyên nét xưa, lối kiến trúc nhà phố cũ, san sát nhau. Cửa nhà sát ngay mặt đường, nên không nhà nào có cổng rào. Phần lớn cư dân tại đây cũng chính là người mở cửa hàng chuyên kinh doanh đồ cổ.

Ông Tư kể rằng, 50 năm trước, nơi này là một khu chợ trời nhỏ (chợ họp ngoài trời, ven đường, không mái che) chuyên bán đồ mỹ nghệ, đồ gia dụng cũ và mới. Những năm đầu khi Sài Gòn mới giải phóng, phần lớn người dân gặp khó khăn, thiếu thốn.

Vì thế, nhiều gia đình giàu có trước đây, trong nhà có nhiều đồ gia dụng giá trị như đồ gia dụng bằng đồng (khay trầu, mâm, lư...), rồi máy đánh chữ, đồng hồ, bàn, ghế, trường kỷ, chén, nậm rượu… đã đem ra chợ trời đường Lê Công Kiều bán, để trang trải cuộc sống; cũng có những gia đình đi định cư ở nước ngoài, bán thanh lý toàn bộ đồ cũ.

Phần lớn hàng hóa kinh doanh lúc bấy giờ chưa hẳn là đồ cổ, mà chỉ là đồ cũ, có niên đại vào khoảng thế kỷ thứ 18, 19 và đầu thế kỷ 20, nên chưa phải là “phố đồ cổ” như bây giờ. Đây cũng chính là giai đoạn đầu ông Tư buôn bán tại đường Lê Công Kiều này.

Đến những năm 1990, việc buôn bán tại đây trở nên sầm uất hơn, số lượng hàng hóa cũng nhiều và đa dạng chủng loại. Lúc này, nhiều khách hàng thường đến đây tìm kiếm vài chiếc ly pha lê Nhật, mấy cái thìa bằng bạc cũ cho đủ bộ, hay thậm chí những bộ lư đồng của các gia đình quyền quý xưa... Có khách hỏi hàng, người bán chiều khách, cũng tìm kiếm, săn lùng cho bằng được món hàng khách muốn...

Lúc này, ý thức về những món đồ cổ chính hiệu đã manh nha hình thành trong người bán, người mua tại đây. Tuy nhiên, do mức sống chung mà nhiều người chưa đủ lực để sưu tầm đồ cổ thật sự. Phần lớn khách hàng tìm mua đồ cũ, hay đồ giả cổ để trang trí nội thất tư gia, hay các khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch (bàn ghế, tủ rượu...) vì đồ cũ giá rẻ.

Chứng nhân của thời huy hoàng

Đến nay, ông Tư đã có thâm niên trên 50 năm buôn bán tại đường Lê Công Kiều, nhưng ông vẫn còn khỏe, ngày ngày ra điểm bán hàng giúp các cháu nội, ngoại xem và xác định giá trị cổ vật. Ông Tư kể rằng, ngày ông bắt đầu mua bán tại đây, phần lớn hàng hóa là đồ cũ và đồ giả cổ.

Tuy vậy, sản phẩm vẫn mang nét độc đáo trong chế tác và mang cái hồn riêng không lẫn của làng nghề Việt Nam xưa. Đó là, những sản phẩm đồ đồng thờ cúng, tượng, chuông, trống đồng… từ Ngũ Xã (Hà Nội), Ý Yên (Nam Định) hay Lộng Thượng (Hưng Yên). Đồ gốm sứ Bát Tràng, đá điêu khắc, sa thạch Bình Định, Quảng Nam hay đồ gỗ Đức Hòa (Long An)…

Đến năm 1995, thị trường đồ cổ thực sự bắt đầu nhen nhóm. Yêu cầu của khách trở nên đa dạng, chủng loại cổ vật cũng nhiều thêm từ các loại cổ vật quý, vài trăm tuổi như tiền đồng xu thời Lý, gốm gia dụng đời Trần, những cổ vật Đông Sơn… Và thời thịnh vượng của đường kinh doanh cổ vật Lê Công Kiều bắt đầu từ năm 1997, khi người dân Cù Lao Chàm (Quảng Nam) tìm thấy những sản phẩm gốm Chu Đậu trên con tàu đắm của Bồ Đào Nha.

Sự việc này đã thu hút thêm người sưu tầm cổ vật trong và ngoài nước tìm đến đường Lê Công Kiều để tìm kiếm đồ cổ quý hiếm. Và thời kỳ hoàng kim của giới kinh doanh đồ cổ tại đường Lê Công Kiều cũng khởi đi từ đây. Điểm khác biệt tại đây là chỉ một số cửa hàng có bảng hiệu bằng tên như Mỹ Ngọc, Bảo Long, còn lại hầu hết được đánh dấu bằng số như đồ gốm sứ thì có cửa hàng số 19, 20, 21. Đồ gươm, giáo, khiên, đầu tượng bán nhiều tại các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Còn các cửa hàng 15, 36, 62 thì có bàn ghế, tủ, trường kỷ… cẩn xà cừ.

Cũng như những người kinh doanh tại đây, qua 50 năm ngồi chợ, ông Tư rất am hiểu về cổ vật. Theo ông, một cổ vật quý phải có kiểu dáng đặc biệt, chất liệu độc đáo, còn nguyên vẹn và niên đại lâu đời. Nhìn vào những sản phẩm ông đang bày bán, có những chiếc lư hương bằng đồng mốc xanh, mấy chiếc đèn măng xông ố vàng, những chiếc đĩa in hoa với màu men nâu xa lạ… Nhiều món hàng bằng đất nung, gốm bị sứt miệng, mẻ vành…

Nhưng ông Tư cho biết, người sưu tầm am hiểu sẽ chọn những sản phẩm này, bởi đồ cổ phải giữ nguyên trạng của nó như vậy, nếu làm mới sẽ mất giá đến hàng chục triệu đồng. Đặc biệt, cổ vật thật sự có giá trị, dù còn nguyên hay sứt vỡ, vẫn bán được. Ông chỉ vào chiếc bát sứ màu nâu cũ kỹ, đó là sản phẩm gốm Chu Đậu (Hải Dương) từng được ca tụng: “Sứ nhất Giang Tây Trung Quốc, gốm nhất Chu Đậu Việt Nam”, có giá trị trên chục triệu đồng/chiếc nhỏ.

Vào thời điểm cực thịnh kinh doanh cổ vật (từ khoảng năm 2005 – 2010), người bán như ông Tư phải luôn săn tìm mọi nguồn hàng đồ cổ theo yêu cầu của khách. Phải nói đó là những năm tháng hoàng kim của người kinh doanh đồ cổ đường Lê Công Kiều.

Nhưng rồi khoảng 5 năm trở lại đây, việc mua bán bắt đầu trầm lắng, con đường Lê Công Kiều trở thành điểm đến du lịch. Khách nước ngoài đến đây tham quan, tìm mua đồ giả cổ làm quà lưu niệm. Khách trong nước đến đây để nhìn, ngắm nghía các loại hàng hóa độc đáo và tận hưởng cái không khí bình yên, ít ồn ào, vồn vã. Không có cảnh chèo kéo khách. Người đến cứ đến rồi đi. Con đường và các cửa hàng đầy cổ vật vẫn trầm mặc lặng lẽ như đang chờ bạn cố tri.

Ông Tư Huỳnh Phước Huyện bây giờ xem việc ngồi sau hàng đồ cổ là một thú vui, truyền lại cho con cháu những kiến thức về cổ vật mà mình có được. Mỗi khi có món đồ cổ giá trị cao, ông Tư lại mang đến Sàn đấu giá cổ vật (số 33 Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) để tham gia. Chị Nguyễn Thị Thúy Vy, chuyên gia đấu giá đồ cổ tại Sàn đấu giá Vy – Nguyễn cho hay, cổ vật mà ông Tư mang tham gia đấu giá rất có giá trị, chị từng đấu giá thành công một chiếc bình hoa của ông Tư, giá trị lên đến 60 triệu đồng.

Anh Đặng Phước Thịnh, cháu ngoại của ông Tư cho hay, ông đang chuẩn bị về quê dưỡng già. Và anh vẫn tiếp tục việc buôn bán ở đây với kinh nghiệp quý giá học được từ ông mình. Hy vọng đường Lê Công Kiều sẽ còn là nơi lưu giữ kỷ niệm về một thời đã qua.

Bài và ảnh Thanh Hồng

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data