Miền ký ức qua những cổ vật
![]() | Thách thức trong bảo tồn mộc bản |
![]() | Chuyện người mê cổ vật |
![]() |
Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng bên trang phục quan đại thần triều Nguyễn |
Người có duyên với… vua
Đó là nhận xét chung trong giới chơi đồ cổ mỗi khi nhắc đến Nguyễn Hữu Hoàng, nhà sưu tầm cổ vật không chỉ trẻ tuổi nhất Việt Nam, mà còn sở hữu bộ trang phục đặc biệt quý hiếm, có giá trị về mặt văn hóa lịch sử, gồm long bào, áo hoàng hậu, cung nữ, quan quân quần thần thời nhà Nguyễn. Hiện đa phần bộ sưu tầm độc nhất vô nhị này đã được anh hiến tặng để Bảo tàng lịch sử TP. Hồ Chí Minh bảo quản và giới thiệu với khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, nhà sưu tầm này cũng đang sở hữu khoảng trên 1.000 cổ vật và có gần 1 triệu cổ vật khác đã từng sở hữu.
Đó là kết quả của hành trình hơn 20 năm âm thầm đi theo “tiếng gọi” cổ vật. Mở đầu là những lần rong ruổi từ làng này qua làng khác của tỉnh Thừa Thiên – Huế, rồi sau đó là các tỉnh thành khác ở miền Trung. Mỗi chuyến đi của anh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, nhiều lúc còn hơn nửa tháng trời. Hoàng kể: “Tuy vất vả và khổ công, nhưng cũng rất nhiều niềm vui khôn tả, như lúc bắt gặp bộ trang phục cung đình triều Nguyễn được lưu giữ tại một bản đồng bào Vân Kiều ở huyện Hướng Hóa và Đakrông của tỉnh Quảng Trị”.
Nói về bộ trang phục cung đình Huế, nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng thật thà kể, lúc đầu chỉ biết đó là những bộ quần áo cổ có hoa văn đẹp và rất độc đáo, bởi vốn kiến thức cổ vật xưa nay mà anh có được chỉ trong lĩnh vực đồ gốm sứ.
Trong khi đó, ở bảo tàng cung đình Huế cũng chỉ lưu giữ những trang phục này qua ảnh, còn giới sưu tầm cổ vật trong nam ngoài bắc mới nghe qua chứ chưa có bất kỳ ai sở hữu… Bộ trang phục hiện có với chiếc long bào của một vị vua vẫn là bí ẩn và gây nhiều tranh cãi. Dựa trên kích cỡ thì ứng với thân hình vua Hàm Nghi, nhà sưu tầm nhận định. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, đường thêu và huy hiệu gắn hai bên áo, khả năng là long bào vua Khải Định?
Các nhà nghiên cứu vẫn đặt câu hỏi: “Tại sao ở các biệt phủ, thậm chí trong các bảo tàng ở cố đô Huế không có nhưng người Vân Kiều sinh sống ở nơi rừng thiêng nước độc lại lưu giữ một số lượng lớn trang phục cung đình như vậy?”. Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có một lý giải khoa học cụ thể và thuyết phục. Theo những nhận định ban đầu của giới nghiên cứu thì có thể những trang phục cung đình ấy theo đoàn tùy tùng vua Hàm Nghi ra thành Tân Sở vào năm 1885 để ban chiếu dụ Cần Vương chống Pháp.
Nghề chơi vô tiền khoáng hậu
Căn nhà và sân vườn rộng hàng ngàn mét vuông của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan nằm ven đường Cao Bá Quát, thành phố Huế. Chỗ nào cũng chật chội, chất đống những kiệu, lu, mái, bình vôi, hũ, lọ, chén bát... lành có, vỡ có. Hơn 30 năm nghiên cứu, ông đã sưu tầm hàng trăm cổ vật về văn hóa, lịch sử tại Thừa Thiên - Huế, đặc biệt có những cổ vật nằm sâu dưới đáy sông Hương. Bên cạnh những món đồ gốm có niên đại lên hàng trăm năm, trong bộ sưu tập đồ sộ của ông có cả những cổ vật từ thời Đông Sơn, Champa… và các triều đại, Lý, Trần, Lê… Tiếc là ông đã qua đời ở tuổi 77, khi công trình nghiên cứu “Danh và hiệu các vua triều Nguyễn” vẫn chưa hoàn thiện.
Toàn bộ cổ vật ông sưu tầm được đều được trục vớt từ sông Hương lên, niên đại ít cũng vài thế kỷ, nhiều nhất cũng trên dưới 2.500 năm… Sinh thời, nhà nghiên cứu chia sẻ, đẹp hay xấu, vỡ hay lành thì mỗi hiện vật đều mang hơi thở cuộc sống gắn chặt với sông Hương. Con người từ xưa và ở đâu cũng thường gắn bó với những dòng sông. Nếu ví bề mặt sông Hương là một trang giấy thì những hiện vật lắng đọng dưới đáy sông chính là những con chữ chứa đựng những thông tin về quá khứ. Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan trong mấy mươi năm đã bỏ ra rất nhiều công sức, tiền bạc để lặn lội tìm mua cổ vật ở khắp hang cùng ngõ hẻm, từ làng quê đến thành thị…
Trong số đó, có khoảng 1.000 hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh rất quý hiếm, niên đại lên đến trên dưới 2.500 năm. Bộ sưu tập ấy được khai quật trên một địa bàn rộng khắp các con sông quanh Huế, chủ yếu là sông Hương, kéo dài suốt hơn 30 năm và vẫn còn tiếp diễn... Ông Phan gọi đó là một sự kiện “vô tiền khoáng hậu”.
Bộ sưu tập của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan gồm hàng ngàn hiện vật lớn nhỏ. Từ những cái vò gốm cổ của những cư dân rất xưa, người Chăm hay của những con tàu đến từ phương xa, cho đến những đồ sứ, đồ sành, đồ đất nung, cái còn nguyên, cái chỉ là mảnh vỡ với muôn vàn dáng vóc, họa tiết, rồi có cả xương cốt cả người lẫn vật và các đồ kim loại của thời hiện đại, có cả súng ống, tạc đạn... Tạm thời ông chia thành các loại chính: Đồ Chăm qua các thời kỳ, đồ Việt từ thế kỷ 14 đến nay, đồ Trung Quốc.
Theo giới chuyên môn thì đồ gốm, mà cụ thể là những lu, kiệu, mái, lọ, hũ, bình vôi, chén, đĩa... là một hình ảnh rất quen thuộc, không thể thiếu và gắn bó chặt chẽ với mỗi gia đình người Việt từ hoàng tộc cho đến cùng đinh, từ sinh, lão, bệnh, tử cho đến quan, hôn, tang, tế, ẩm thực... Những hiện vật còn sót lại là một miền ký ức mà qua đó có thể nhận biết được khá chính xác đời sống xã hội, văn hoá, kinh tế của từng giai đoạn.
Tin liên quan
Tin khác

Đặc sắc chương trình áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam”

Hà Nội: Bảo đảm công tác văn thư, lưu trữ thông suốt khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng Giám đốc NHCSXH được Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng tặng Bằng khen

Bộ Xây dựng dự thảo Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh

Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng biểu dương lao động giỏi

Dự thảo Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH và CSDLQG về bảo hiểm

Làm sao để chuyển đổi xanh trong du lịch hiệu quả?

Dầu gội trị chấy Aladin của Sao Thái Dương bị đình chỉ, thu hồi khẩn cấp do không đạt chất lượng

Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 chính thức khởi tranh
