agribank-vietnam-airlines

Trọn tình với sắc quê

Văn Tình
Văn Tình  - 
Làng quê, một kho tàng ký ức tuyệt diệu của biết bao họa sĩ. Mỗi khi về đắm mình trong muôn cảnh sắc giản dị và bình yên, nhiều người đã dùng sắc màu và cây cọ, tô đậm hơn vẻ đẹp ấy để lưu lại, như thể mai này chẳng thể tìm thấy nữa.
aa

Thắm đẹp một miền tâm tưởng

Mỗi người có một cách yêu quê hương, và hẳn nhiên, từng “vẽ” quê với một sự suy tưởng trong sâu thẳm tâm hồn. Với những nghệ sĩ sắc màu, sẽ dễ dàng thể hiện tình yêu ấy và lưu giữ vẻ đẹp của quê hương bằng tranh. Khi xem tranh của họa sĩ Lê Văn Minh, tôi hiểu hơn cảm giác được đắm chìm trong bảng phối sắc màu và thả lòng hòa quyện với muôn vàn cảnh đẹp.

Minh vẽ hàng trăm bức về làng quê, mỗi bức mộc góc khác nhau, nhưng đều hút hồn người khác. Đứng trước tranh của anh, người xem được về với quê mình bởi chỉ một góc ao, một cây rơm hay gốc đa, một góc bếp với nồi bánh chưng nấu đêm giao thừa lập lòe lửa ấm, mà sao gần gũi lạ.

Có lần, một nữ khách đến phòng tranh của Lê Văn Minh ở phố Thanh Bình (quận Hà Đông, Hà Nội) ngắm tranh. Xong một hồi, chị thấy như đang đứng trước làng mình, nhà mình. Nên lòng nhủ lòng muốn thường xuyên trở về quê, về với tuổi thơ êm đềm xa vắng.

Trọn tình với sắc quê
Lê Văn Minh và bức tranh làng quê khổ lớn

Đâu chỉ có vị nữ khách nọ xem tranh quê mà muốn gần quê hơn. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã “vẽ” quê bằng thơ, với những góc nhìn nhỏ bé đến thân thương: “Quê hương là vàng hoa bí/ Là hồng tím giậu mồng tơi/ Là đỏ đôi bờ dâm bụt/ Màu hoa sen trắng tinh khôi…”. Nghe và cảm, ai chẳng xúc động trong trạng thái đồng điệu nao lòng.

Còn Lê Văn Minh từng nói rằng, mỗi câu thơ của Đỗ Trung Quân đều có thể “chẻ” ra, vẽ thành một bức tranh độc lập. Từ hàng chục bức tranh ấy, quê hương hiện lên đầy đủ, rõ nét, nhưng thắm đẹp một miền tâm tưởng. Cũng chính vì thế, ngoài rất nhiều thời gian Minh đi thực tế để vẽ, thì anh ngồi rút ruột mình ra, tãi lên phông những gam màu mà anh đã cảm, đã thấu từ thủơ ấu thơ đến giờ.

Cũng bởi, anh sinh ra ở một làng quê ngoại thành Hà Nội, từ nhỏ đã tắm đẫm trong bầu sữa làng quê, lại được tiếp xúc sớm với một họa sĩ cả đời chỉ vẽ và dạy các học trò đi tìm những gì đẹp và bình dị nhất. “Và tôi đã nuôi khát vọng, được hòa quyện với làng quê để trung thành với trường phái tranh tả thực. Nhờ tranh, tôi nói được tình yêu với quê hương”, Lê Văn Minh tâm sự.

Có một điều rất lạ giữa tranh của Minh, chàng họa sĩ ngoài 30 tuổi và họa sĩ Tạ Kỳ Vinh, đã ngoài tuổi 70. Đó là sự dung dị. Sự trau chuốt cho từng gam màu, không chỉ thể hiện sự lao động cần mẫn, mà còn cho thấy cả hai họa sĩ yêu quê hương đến cháy bỏng và lo sợ một ngày, những cảnh sắc kia sẽ không còn.

Gần trọn cuộc đời, Tạ Kỳ Vinh chỉ vẽ tranh làng quê, những bức tranh khổ rộng đầy công phu cho thấy ông thật sự có ước vọng, chính là tô đậm những cảnh đẹp vốn có của làng quê bắc bộ.

Ông có cách riêng, đó là tạo điểm nhấn từ những gì đời thường nhất, gần gũi nhất. Những giàn bầu, khóm tre, bụi cỏ xào xạc trong gió, những mái nhà tranh, những con thuyền, cây đa, bến nước, đầm sen đêm trăng, gốc cổ thụ, con bò gặm cỏ... được lưu giữ trong khuôn tranh qua các góc nhìn hết sức tinh tế, cho người xem cảm nhận những giây phút bình yên trong cuộc sống hôm nay.

“Nếu chỉ đơn thuần là tả thực thôi thì tranh không có chiều sâu. Người sáng tạo phải gửi trọn cả tình yêu vào đó, thì bức tranh mới có hồn”, họa sĩ Tạ Kỳ Vinh tâm sự. Hẳn vì thế mà tranh ông mang vẻ phảng phất sự pha trộn giai điệu của những khúc đồng dao và âm nhạc cổ điển lãng mạn, trong đó ẩn chứa cái khao khát về hạnh phúc, được nhiều người đồng cảm.

Lưu giữ giá trị của muôn người

Ai chẳng từng ao ước đắm mình trong miền lúa thơm lúc bình minh đồng quê đượm hương sen. Ai không từng khát khao hòa vào một chiều hoàng hôn chim hót đến nao lòng mà quả ngọt đầu mùa dâng hương. Hội họa là môn nghệ thuật có thế mạnh lưu giữ đủ đầy những hình ảnh làng quê mà các nghệ thuật khác rất khó diễn đạt.

Hàng chục họa sĩ trung thành với một đề tài nông thôn hay làng quê, cả những bậc tiền bối hay thế hệ hiện tại, trong khi số khác tìm xu hướng mới để cách tân. Mỗi người một vẻ, một cách cảm và thể hiện, đã làm thành cả một rừng tranh đa sắc lưu truyền vẻ đẹp làng quê qua dòng chảy thời gian nhiều biến động.

Nhưng dù nói thế nào thì vẫn rất cần có sự hy sinh, như cách mà họa sĩ Trần Thành đã làm: từ chối những hợp đồng rất “hời” để trung thành với dòng cảm xúc mộc mạc của mình. Trần Thành sinh ra tại làng quê Hà Nam, được mệnh là người chuyên lưu giữ những nét đẹp còn lại của các vùng quê.

Hiện nay, các làng quê bị đô thị hóa, nhiều cảnh đẹp thuần chất, mộc mạc bị tàn phá. Bằng một lòng đam mê sâu sắc với hội họa và đôi bàn tay tài hoa, Trần Thành đã cố gắng vẽ lại những hình ảnh đang có nguy cơ biến mất kia để lưu giữ, sợ một ngày nào đó sẽ không còn.

“Có những người rủ tôi làm các hợp đồng, đi theo trường phái khác, dễ kiếm tiền hơn. Nhưng cái tạng của tôi là phải đi tìm những cảnh làng, cảnh quê. Tôi phải tuân theo lòng đam mê của mình chứ. Tôi và mọi người đều biết, làng quê đã đổi thay quá nhiều. Tôi vẽ là thể hiện một lát cắt tình cảm, khắc họa một quá khứ đẹp về nông thôn”, Trần Thành tâm sự.

Phải chăng vì thế, Trần Thành cũng là một trong những họa sĩ đi lại nhiều nhất? Anh vẫn tổ chức những chuyến đi dài về các làng quê để quan sát, sống và “ngấm”. Tạo những nguồn cảm hứng dồi dào. Thế nhưng, anh vẫn phản ánh vẻ đẹp vốn có của làng quê, chứ không tô hồng, làm nó trở nên quá thơ mộng.

Một họa sĩ thành công ở đề tài nông thôn với tranh khắc gỗ, và dồi dấn thân với một đề tài là vẽ trâu bằng chất liệu sơn dầu, đó là Nguyễn Văn Cường. Suốt 20 năm theo đuổi, anh được xếp top đầu về những người đi đến tận cùng đề tài trâu và đồng quê.

Song, để không lặp lại mình, họa sĩ Nguyễn Văn Cường luôn phải làm mới mình bằng đổi mới bố cục, chất liệu. Xem tranh của anh, người ta thấy những nét chuyển dịch của hình ảnh, độ nhòe huyền ảo trong tranh của anh như những khuôn hình phim quay chậm, dí dỏm và lạ mắt. Cả hai họa sĩ Nguyễn Văn Cường và Trần Thành, sau đó là họa sĩ Lê Tiến Vượng, với sự dấn thân cho đam mê và đề tài làng quê, đều có chung thông điệp: Hội họa luôn đứng về phía những giá trị của làng quê.

Nhiều họa sĩ nhìn cảnh đâu đâu cũng phá cổng cổ, hàng rào cây và bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Các họa sĩ muốn mượn hội họa để nói lên nỗi lòng mong mỏi lưu giữ một phần hồn cốt của làng quê. Mong cả xã hội chung tay gìn giữ những gì làng quê còn sót lại.

Văn Tình

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data