agribank-vietnam-airlines

Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp: Hoa nở bốn mùa

Bài và ảnh Hà Thư
Bài và ảnh Hà Thư  - 
Trong mênh mang hương sắc những ngày cuối xuân, bài thơ “Chùa Hương” của thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938) cứ vẳng lên trong tâm hồn những người ngồi thuyền trên suối Yến vãng cảnh Hương Sơn…
aa

Nhưng Nguyễn Nhược Pháp không chỉ có “Chùa Hương”, cũng không phải là bông hoa một mùa. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp là “Hoa tứ quý” rất đáng nghiên cứu…

Bài thơ “Chùa Hương” đã đóng đinh tên tuổi Nguyễn Nhược Pháp trên văn đàn Việt. Một số giai thoại kể rằng, thi phẩm “Chùa Hương” ra đời trong hoàn cảnh hết sức kỳ thú. Năm 1934, Nguyễn Nhược Pháp khi đó tròn 20 tuổi cùng nhà văn nổi tiếng Nguyễn Vỹ rủ hai người bạn nữ sinh Hà thành đi trẩy hội. Bốn người đi đến rừng mơ thì thấy một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm. Vẻ đẹp ngây thơ, thánh thiện của cô gái chân quê đã hớp hồn thi sĩ, khiến ông quên phắt mất bạn và hai nữ sinh cùng đi, cứ ngây người ra ngắm. Những người bạn đi cùng chứng kiến cảnh trên, một cô giơ máy ảnh lên chụp rồi giận dỗi bỏ đi. Nguyễn Nhược Pháp sực tỉnh, nửa muốn chạy theo bạn, nửa bị níu giữ bởi ánh mắt cô gái gặp giữa đường. Nhưng, dòng người đông đúc xô đẩy chen lấn, một lúc sau, thi sĩ cũng bị cuốn theo, lạc mất giai nhân trong mộng.

nha tho nguyen nhuoc phap hoa no bon mua
Cuốn “Hoa một mùa” dựng lên chân dung đa tài của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp

Đêm đó, thi sĩ không sao chợp mắt được. Tứ thơ bật ra: “Hôm qua em đi chùa Hương/ Hoa cỏ còn mờ hơi sương/ Cùng thầy mẹ em dậy/ Em vấn đầu soi gương/ Nho nhỏ đuôi gà cao/ Em đeo dải yếm đào/ Quần lĩnh, áo the mới/ Tay cầm nón quai thao…”.

Bài “Chùa Hương” được tác giả gọi là “thiên ký sự của một cô bé ngày xưa”. Nhiều ý kiến cho rằng, bài thơ có phảng phất bóng dáng mỹ nhân Đỗ Thị Bính - một người đẹp kém thi sĩ 1 tuổi, vốn được xưng tụng là một trong tứ đại mỹ nhân Hà thành (cùng với cô Phượng - Hàng Ngang, cô Síu - Cột Cờ và cô Nga - Hàng Gai) lúc bấy giờ - người phụ nữ mà sinh thời thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp tương tư…

Bài này sau được nhạc sĩ Trung Đức phổ nhạc, càng lan sâu tỏa rộng và đi vào đời sống, khiến tên tuổi Nguyễn Nhược Pháp lại càng bị “đóng đinh” với bài hát này.

Nhưng có một điều mà ít độc giả để ý, Nguyễn Nhược Pháp chính là con trai của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp là con của người vợ nhỏ Phan Thị Lựu. Khi Nguyễn Nhược Pháp mới được 2 tuổi, thì bà Phan Thị Lựu mất. Người vợ lớn của học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa Nguyễn Nhược Pháp về nhà sống chung với những anh em cùng cha khác mẹ…

Về cái tên của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, ông Nguyễn Lân Bình - người gọi Nguyễn Nhược Pháp bằng bác ruột, cho biết, học giả Nguyễn Văn Vĩnh thường đặt tên con cái theo các sự kiện lớn của thời cuộc. Vào năm 1914, năm mà nước Pháp bị suy yếu trước nước Đức. Nhân việc ấy mà Nguyễn Văn Vĩnh đặt tên con mình là Nguyễn Nhược Pháp.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ văn học Chu Văn Sơn, Nguyễn Nhược Pháp sống trong thời kỳ mà nhiều văn nghệ sĩ tài hoa nhưng yểu mệnh. Nguyễn Nhược Pháp mất năm 24 tuổi. Thơ của Nguyễn Nhược Pháp có số lượng ít, nhưng đều rất chất lượng.

Nhưng sự thật Nguyễn Nhược Pháp không chỉ có “Chùa Hương”. Cách đây ít lâu, cuốn sách “Hoa một mùa” của thi nhân Nguyễn Nhược Pháp do ông Nguyễn Lân Bình biên soạn, đã ra mắt độc giả. Đây là toàn bộ các sáng tác thơ, truyện ngắn, kịch và phê bình văn học bằng tiếng Pháp của Nguyễn Nhược Pháp.

Đọc cuốn này, nhiều người mới hay, tác giả bài thơ “Chùa Hương” khá đa tài. Ngoài sáng tác thơ, ông còn viết truyện ngắn, kịch và là tác giả của nhiều bài phê bình văn học thể hiện một nhãn quan tinh tường, mẫn cảm. Cụ thể, trong sách “Hoa một mùa” giới thiệu 3 truyện ngắn (Tình trẻ thơ, Mẹ và con, Bức thư), 6 vở kịch (Một chiều chủ nhật, Khỏi nấc, Sầm Sơn, Bữa cơm, Người học vẽ, Người lao), 10 bài thơ (Chùa Hương, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Mỵ Châu, Giếng Trọng Thủy, Tay ngà, Mỵ Ê, Một buổi chiều xuân, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Đi cống, Mây) và 10 bài phê bình bằng tiếng Pháp (về Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, truyện Vua Hàm Nghi, Đời mưa gió, bài thơ Vần và điệu, sân khấu kịch đương thời...).

Các truyện ngắn và kịch của Nguyễn Nhược Pháp lấy chủ đề chung là các câu chuyện trong gia đình buổi giao thời với những xung đột mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa bạn bè đồng trang lứa. Lời văn giản dị mà hóm hỉnh, kín đáo bộc lộ tính cách của nhân vật.

Trong thể loại thơ, ông tập trung vào các nhân vật trong truyền thuyết, lịch sử qua đó thể hiện những tâm tư của mình. Dù sống cuộc đời ngắn ngủi, nhưng Nguyễn Nhược Pháp để lại quan niệm thi ca đáng để chúng ta suy ngẫm. Ông viết: “Chỉ có những kẻ khốn khổ, khi làm thơ, cứ phải đi tìm vần để đắp vào câu thơ, làm hạn chế tính tư tưởng. Một nhà thơ chân chính, lúc nào cũng có khả năng điều khiển câu thơ bộc lộ rõ những giá trị tư tưởng của mình. Câu thơ phải tự tạo ra được cái vần điệu giúp nó bay bổng trong cái bộ óc biết tưởng tượng dồi dào của người viết”.

Đến thể loại phê bình, Nguyễn Nhược Pháp như một con người khác, ông chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng tác phẩm, tác giả bằng một lối viết điềm đạm, nhưng giàu chất hài hước. Không thể phủ nhận được trình độ Pháp văn của Nguyễn Nhược Pháp khi ông viết những bài phê bình sắc sảo này lúc mới chỉ ngoài đôi mươi.

Hơn hết, Nguyễn Nhược Pháp viết văn, làm thơ, kịch, và cả viết phê bình nữa bằng một cái duyên bút mực hết sức nhã nhặn, đằm thắm mà không hề kém phần hài hước kín đáo. Có cảm tưởng đằng sau mỗi con chữ lại là một nụ cười mỉm của chàng thanh niên cứ lặng lẽ quan sát và cảm nhận cuộc sống theo cách riêng của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc đánh giá lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Nhược Pháp là điều cần làm, để khẳng định về tài năng và vị trí của ông trong văn học sử Việt Nam, điều mà trước nay còn bị khuất lấp bởi chưa đầy đủ tư liệu về tất cả các trước tác của Nguyễn Nhược Pháp.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, tên của tập sách là “Hoa một mùa” nhưng thật ra, nhìn nhận về di sản của Nguyễn Nhược Pháp, nhất là thơ ca, thì có thể nói rằng nó là “Hoa tứ quý” - thứ hoa nở bốn mùa. Nhà thơ Vũ Quần Phương nói, ông được biết đến thơ Nguyễn Nhược Pháp từ thời mới đi học. Đặc sắc thơ của Nguyễn Nhược Pháp được tích tụ vào hai bài thơ “Chùa Hương” và “Sơn Tinh - Thủy Tinh”.

“Nguyễn Nhược Pháp là một tài năng chín sớm. Ông rất giỏi về tâm lý, dù là ở trong thơ, văn hay kịch. Phê bình văn học của ông cũng rất hiền hậu, dù có phê bình nhưng cũng là phê bình bằng cái cười ý nhị, đánh vào sự xấu hổ của người ta mà không cần nặng nề, căng thẳng”, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ.

Bài và ảnh Hà Thư

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data