agribank-vietnam-airlines

Nhớ Tống Phước Phổ

Trần Trung Sáng
Trần Trung Sáng  - 
Liên hoan “Tác phẩm sân khấu của tác giả Tống Phước Phổ” do Sở VH-TT& DL TP. Đà Nẵng phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại Đà Nẵng từ 24/9 - 4/10/2015. 
aa

Đây là hoạt động được Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam đưa vào kế hoạch tổ chức với Lễ kỷ niệm Ngày sân khấu Việt Nam lần thứ VI, để thêm một lần nữa ghi nhận và tri ân những đóng góp to lớn vào sự phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam đương đại của tác giả Tống Phước Phổ.

Nhớ Tống Phước Phổ
Trích đoạn Lê Lai đổi áo trong vở Lam Sơn tụ nghĩa của nhà soạn tuồng Tống Phước Phổ

Tống Phước Phổ xuất thân từ một gia đình có truyền thống học vấn và yêu nước. Từ nhỏ, Tống Phước Phổ đã bộc lộ tư chất thông minh cùng đam mê văn chương, nghệ thuật. Mẹ ông là cháu nội Tổng đốc Hoàng Diệu. Cụ Nguyễn Hiển Dĩnh, soạn giả tuồng trứ danh, là cậu của ông.

Khi còn bé, ông thường được cụ Nguyễn Hiển Dĩnh cho đi theo xem tuồng và làm thư ký chép tuồng cho gánh hát của cụ. Cứ mỗi khi cụ Dĩnh nghĩ ra câu nào thì đều đọc ra cho ông chép lại, sau đó cụ sửa chữa, giảng giải tỉ mỉ các điển tích, từ lý trong kịch bản. Có lẽ nhờ quá trình đó mà Tống Phước Phổ thuộc rất nhiều vở tuồng, để rồi đi sâu vào môn nghệ thuật này.

Năm 18 tuổi, ông đã sáng tác vở tuồng “Lâm Sanh, Xuân Nương”, được cụ Nguyễn Hiển Dĩnh ngợi khen. Tiếp đó, ông viết những tác phẩm: Phạm Công Cúc Hoa, Lục Vân Tiên… Tổng cộng, trong hơn 70 năm gắn bó với nghệ thuật tuồng, Tống Phước Phổ đã đọc và viết không ngừng nghỉ, có đề tài phải viết đi viết lại hàng chục lần như viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Trưng Nữ Vương…

Ông không cho phép sự dễ dãi len vào nghệ thuật bác học của dân tộc. Ông từng nói: “Viết một bản tuồng là đem hết bình sinh sở học của mình để đúc kết chứ không phải đụng đâu viết đấy, viết thế nào cũng được, miễn xuôi tai thì thôi”. Qua đó, Tống Phước Phổ đã để lại cho hậu thế gần 100 vở tuồng có giá trị, kể cả chuyển thể từ tiểu thuyết, từ truyện Trung Quốc.

Tác phẩm của ông thường chứa đựng nội dung sâu sắc, bộc lộ tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, văn chương trau chuốt, mượt mà, giàu tính sân khấu mà bình dị… Trong đó có nhiều vở tuồng rất quen thuộc với công chúng như: Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lam Sơn tụ nghĩa, An Tư công chúa, Sao Khuê trời Việt, Lục Vân Tiên...

Ngoài sở trường soạn tuồng, Tống Phước Phổ còn là một nhà thơ có tài. Trong tập sách “Tống Phước Phổ - cây đại thụ tuồng”, GS. Hoàng Chương đã sưu tầm và công bố gồm 75 bài thơ gan ruột của Tống Phước Phổ, thể hiện tư tưởng, tài năng và cốt cách của một nghệ sĩ chân chính với cái tâm trong sáng, yêu nghề và yêu đời...

Tống Phước Phổ cũng là một trong những nghệ sĩ tuồng đầu tiên khoác ba lô cùng các nghệ nhân tuồng ra tiền tuyến phục vụ kháng chiến. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm và từ những năm 30 của thế kỷ XX ông đã đứng vào hàng ngũ của Đảng, là Bí thư Chi bộ “Cu li” kéo xe ở Sài Gòn; từng bị chế độ bảo hộ kết án tù 1 năm (năm 1931). Ông hoạt động cùng nhóm với Lý Tự Trọng tham gia bảo vệ đồng chí Phan Bôi (tức Hoàng Hữu Nam).

Từ 1940-1945, ông cùng Nguyễn Lai, Ngô Thị Liễu thành lập gánh hát Tân Thành và đào tạo lớp diễn viên trẻ để nối nghiệp. Gánh hát này một thời vang bóng ở các miền quê Quảng Nam. Năm 1948, ông cùng Võ Bá Huân (sau này là Giám đốc Sở Công an Liên khu 5) vận động thành lập đoàn tuồng biểu diễn lấy tiền ủng hộ quỹ kháng chiến, gây dựng lại phong trào tuồng đang bị phân tán.

Đây là tiền thân của Đoàn tuồng Liên khu 5 (cũ) và là Nhà hát tuồng Đào Tấn - Bình Định, nơi ông sống, lao động nghệ thuật ngót 40 năm sau chiến tranh... Trong sự nghiệp sáng tác tuồng của mình, vở diễn mà Tống Phước Phổ tâm đắc nhất là vở “Trưng Vương đề cờ”.

Theo lời kể của ông, thì vở tuồng này được viết năm 1927, sau đó chỉnh sửa vào các năm 1930, 1945, 1947. Như vậy, hơn 20 năm với 5 lần chỉnh sửa ông mới thực sự hài lòng. Cũng chính vì vậy, tác phẩm này được xem là một vở tuồng mẫu mực của đề tài tuồng lịch sử, đến ngày nay vẫn khẳng định được vị trí quan trọng trong kịch mục của các đơn vị nghệ thuật tuồng trên cả nước.

Tống Phước Phổ mất năm 1991 tại Đà Nẵng. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng danh hiệu NSND và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên. Hiện nhà lưu niệm của ông được đặt tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng). TP. Đà Nẵng cũng có con đường mang tên ông.

Cố giáo sư Hoàng Châu Ký trong lời đề về Tống Phước Phổ đã viết: “… Mang mang thế cuộc, thanh tâm nhất phiến, bảo bảo thiên chân”, để nói lên tấm lòng “như ngọc” (bảo bảo), cái tâm trong sáng (thanh tâm) của một nghệ sĩ, một nhân tài.

Trần Trung Sáng

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data