agribank-vietnam-airlines

Tuyệt kỹ “Quốc kịch”

Bài và ảnh Hoàng Anh
Bài và ảnh Hoàng Anh  - 
Dưới triều Nguyễn, nghệ thuật tuồng đã phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch"...
aa
Khi tài năng không muốn theo nghề
Ngày xuân, về đất Tuồng

Một thời thịnh hưng

Nghệ thuật tuồng xuất hiện từ thời Lý – Trần nhưng giới nghệ sĩ lại xem năm 1627 là mốc thời gian “khai sinh” nghệ thuật tuồng cung đình Huế và cụ Đào Duy Từ là ông tổ của loại hình diễn xướng này khi ông đã đưa hát tuồng mà người Huế còn gọi là hát bội về cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Tuyệt kỹ “Quốc kịch”
Dưới triều Nguyễn (1802-1945), nghệ thuật tuồng đã phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch"

Tuy nhiên, tuồng Huế lại thực sự “hưng thịnh” vào thời các vị vua nhà Nguyễn (1802-1945). Trong đó, tuồng cung đình Huế là một hiện tượng phát tích rực rỡ trong truyền thống kịch hát dân tộc. Dưới triều Nguyễn, nghệ thuật tuồng đã phát triển rực rỡ.

Đặc biệt, thời Tự Đức và Thành Thái, Tuồng được nâng thành bộ môn nghệ thuật hoàn thiện, mang tính bác học cả về mặt kịch bản cũng như nghệ thuật biểu diễn. Ở thời kỳ này, nghệ thuật tuồng trở thành "Quốc kịch". Tuồng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong Hoàng cung cũng như ngoài dân dã, và nó được mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua, quan đến dân chúng hết sức ưa chuộng.

NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ: “Tuồng cung đình Huế vốn chỉ biểu diễn cho vua, quan xem nên tự thân nó đã có tính bác học cao. Kỹ thuật biểu diễn cũng vậy, rất chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Người nghệ sĩ chỉ cần sơ suất trong lúc biểu diễn trước mặt nhà vua là đã bị mất đầu. Song cũng vì thế mà nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế hàng trăm kịch bản và động tác biểu diễn mẫu mực”.

Từ chốn cung đình, tuồng cung đình Huế lan tỏa và ít nhiều ảnh hưởng đến sân khấu tuồng cả nước với những nghệ nhân nổi tiếng đi theo cách mạng, mang nghệ thuật phục vụ nhân dân. Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế dần phục hồi, phát huy, nhưng phía trước vẫn còn nhiều trăn trở.

Ưu điểm của nghệ thuật tuồng Huế hiện nay là phục dựng một số vở tuồng truyền thống hoặc dàn dựng một số vở đề tài lịch sử, tuồng lịch sử gần với truyền thống, nên không làm mất đi những giá trị nghệ thuật truyền thống. Song thực trạng khán giả trẻ “quay lưng”, các buổi diễn thưa dần nên số lượng nghệ sĩ chuyển nghề cũng không ít. Trong khi các nghệ sĩ “gạo cội” trình diễn tuồng ngày một lớn tuổi, thì việc tìm người trẻ kế cận cũng là vấn đề nan giải, bởi không mấy bạn trẻ mặn mà với nghệ thuật tuồng.

Để bảo tồn, phát huy và phục dựng tuồng cung đình Huế không chỉ dựa vào những nhà nghiên cứu, những người am hiểu về tuồng và các nghệ sĩ biểu diễn tuồng trong cả nước mà còn phải đào tạo diễn viên trẻ theo đúng phong cách và nghệ thuật tuồng cung đình Huế, tức là phải đạt tới tiêu chuẩn nghệ thuật cao, mẫu mực, mang tính cổ điển và tính bác học, như nó đã có từ thế kỷ trước.

Một điều quan trọng nữa là phải xây dựng được “thị trường người xem”, am hiểu, yêu thích và say mê tuồng, bắt đầu từ học sinh phổ thông, trong đó có việc đưa tuồng vào học đường. Cần quan tâm giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật dân tộc cho công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

Tinh tuý tuồng cung đình Huế

Không chỉ trực tiếp chỉ đạo, dàn dựng, khôi phục hàng trăm vở tuồng cổ, tuồng lịch sử, tuồng hài gây tiếng vang trong nước và quốc tế, NSƯT La Thanh Hùng, đạo diễn nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế còn am hiểu một cách tinh túy nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Đặc biệt, trong câu chuyện về tuồng cung đình, ông thường “gieo” vào người đối diện suy nghĩ: "Ông là người sinh ra để làm tuồng".

Luôn đau đáu với nghề, NSƯT La Thanh Hùng với vai trò đạo diễn các vở diễn nghệ thuật đã giúp nhiều nghệ sĩ, diễn viên đoạt được hàng chục huy chương các loại trong các vai diễn tại các kỳ liên hoan nghệ thuật tuồng truyền thống toàn quốc.

Mới đây, tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018 diễn ra tại Quảng Ngãi, ngoài vở diễn “Đường đến Tuần lễ vàng 1945” do ông làm đạo diễn đoạt Huy chương Bạc, đoàn Thừa Thiên - Huế còn có nhiều nghệ sĩ, diễn viên - chủ yếu là học trò của ông đã đoạt nhiều Huy chương Vàng cho các vai diễn trong vở diễn.

Mỗi dịp hội diễn, liên hoan thì những “ngôi sao” thực sự của nghệ thuật mới có cơ hội tỏa sáng. Quan điểm của tôi là tranh thủ những dịp này tạo thêm cơ hội để các bạn diễn viên - nhất là những người trẻ, cọ xát và tỏa sáng. Có thể có giải hoặc không, nhưng có như vậy các em mới biết người, rõ ta để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu và làm nghề tốt hơn.

Ngoài thể hiện xuất sắc các vai diễn đúng với mong muốn của những người thầy, kỹ năng kẻ mặt nạ tuồng cũng dần thẩm thấu vào ông “như một định mệnh”. NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ, nghệ thuật tuồng cung đình Huế không đi theo con đường tả thật mà tả thần. Tả thần có nghĩa là không đi vào chi tiết cụ thể, tỉ mỉ của đối tượng, mà tóm thu đối tượng, miêu tả bằng một nét khái quát nhất, làm sao gạn lọc lấy những điểm cốt lõi cần nói, chứ không đi vào các chi tiết phụ thuộc.

Tuân theo nguyên lý đó nên khi diễn tả người đi ngựa, diễn viên chỉ cầm chiếc roi ngựa, khi diễn tả buổi yến tiệc, người diễn viên chỉ cầm chén uống rượu là đủ. Đặc biệt, kỹ nghệ kẻ mặt nạ được xem là “chìa khóa” diễn tuồng. Nhìn vào mặt nạ tuồng ta có thể thấy được thần khí của một vị vua, vị tướng, vị quan ngay thẳng hay nét xu nịnh của quan tham, người xấu hoặc nét dữ dằn, ma quái hay tráo trở...

Cách khác, mỗi mặt nạ một tính cách. Mỗi mặt nạ tự nó toát lên tính cách như trung hiếu, nhân ái, tinh thần dũng cảm, gian manh xu nịnh hay hiểm ác. Mỗi tông màu gắn với từng mô típ nhân vật cụ thể.

Chẳng hạn, mặt đen thường đại diện cho sự rắn chắc. Mặt trắng thường vẽ sự bạc bẽo. Mặt mốc dành cho kẻ xu nịnh, phản trắc. Mặt rằn kẻ tướng mạo xấu xí, tính tình nóng nảy… Mặt nạ tuồng như là một tuyệt tác mỹ thuật được các nghệ sĩ cung đình từ xưa sáng tạo dựa trên từng hình tượng của nhân vật sân khấu. Chiếc mặt nạ ấy là đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này…

NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ thêm, người diễn viên tuồng còn cần có chất giọng mạnh mẽ, dài và sâu, vang xa, thể hiện sự trầm bổng trong diễn xuất. Bên cạnh đó, kỳ công không kém là những vũ điệu, đòi hỏi diễn viên phải tập trung cao độ, hài hòa giữa vũ đạo, lời ca. Rồi lại luyện nét mặt, có khi phải đến hàng tháng trời.

Bài và ảnh Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data