agribank-vietnam-airlines

Khi tài năng không muốn theo nghề

Thụy Ân
Thụy Ân  - 
Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu tuồng chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017 vừa mới khép lại tại Thanh Hóa. Đây là cuộc thi để lại nhiều ấn tượng, bởi nhiều bạn trẻ có tài năng tham gia. Song từ đó cũng dấy lên những băn khoăn, bởi cách nào đủ hiệu quả để nuôi dưỡng những tài năng sân khấu tuồng, chèo vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
aa

Nhìn vào con số ấn tượng, với gần 100 nghệ sĩ trẻ khoảng 30 tuổi thuộc 19 đơn vị dự thi là con số đáng mừng cho thấy vẫn còn những người trẻ quan tâm đến nghệ thuật truyền thống. PGS, TS. Tất Thắng - Chủ tịch Hội đồng giám khảo, nhận định: “Chúng tôi rất mừng phát hiện không ít những tài năng trẻ hội đủ các yếu tố thanh - sắc - thục - tinh - khí - thần. Trong đó, có nhiều giọng hát chèo thể hiện được cả những làn điệu khó khiến các thành viên giám khảo bất ngờ”.

Khi tài năng không muốn theo nghề
Cần chính sách ưu đãi những nghệ sĩ nghệ thuật truyền thống

Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng họ đang là những hạt nhân nòng cốt biểu diễn tại các đơn vị hiện nay. Song liệu họ có cần mẫn theo nghề, xây dựng sự phát triển của các đơn vị hay không lại là chuyện không ai dám chắc chắn.

Thực tế đã cho thấy mức thu nhập của nghệ sĩ theo nghiệp tuồng, chèo quá thấp. Không ít người từng công tác ở các nhà hát chèo, tuồng phải bỏ nghề, thậm chí là “chân trong, chân ngoài”, làm thêm nghề khác để sống. Nhiều đơn vị như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát nghệ thuật cung đình Huế… đã rất nỗ lực, cố gắng đào tạo con người, diễn viên.

Thế nhưng việc đào tạo đã không đơn giản, việc giữ chân các nghệ sĩ trẻ lại càng khó khăn hơn. Tham gia cuộc thi lần này, diễn viên Đặng Thị Thu Hà (Nhà hát Chèo Thái Bình) thốt lên: “Người nghệ sĩ theo nghiệp như con tằm rút ruột nhả tơ. Nhưng các chế độ đãi ngộ vẫn chưa phù hợp với những đam mê, nỗ lực cống hiến!”.

NSƯT Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Phó trưởng ban tổ chức Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu tuồng chèo toàn quốc 2017 cho hay: Các đơn vị nghệ thuật thật sự đang phải đối mặt với bài toán cơm áo, khi việc dựng xong vở diễn nhưng không thể bán vé để có tiền. Chèo, tuồng không còn là những món ăn tinh thần được công chúng lựa chọn.

Các hoạt động biểu diễn èo uột, chỉ trông vào các mùa lễ hội thôi. Hơn thế, một số địa phương đã và đang thực hiện việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật truyền thống như cải lương, tuồng, chèo... thành mô hình nhà hát nghệ thuật mặc dù biết đây chỉ là giải pháp tinh giảm biên chế.

Nhìn sâu hơn vào các loại hình nghệ thuật truyền thống, hiện cả nước ta chỉ có gần 20 đoàn nghệ thuật chèo và 7 đoàn nghệ thuật tuồng. Việc Nhà nước đầu tư thích đáng hơn để giữ gìn nghệ thuật truyền thống là không khó, nhưng tại sao vẫn chưa được làm một cách bài bản?

Thật sự, Nhà nước cần chọn lọc, tìm ra các đơn vị có vị trí, tiêu biểu để đầu tư trọng điểm thay vì dàn trải đầu tư, rồi để các địa phương tự tách, nhập khiến nhiều đơn vị bị giảm uy tín, bị nghiệp dư hóa và dần dần mai một nghệ thuật truyền thống.

Sau một cuộc thi, các nghệ sĩ trẻ đã có những vinh quang đã có sự lột xác và không ít người mong muốn cống hiến cho loại hình nghệ thuật truyền thống này. Rồi sau đó trở về, họ sẽ phải lao đi với cuộc sống mưu sinh, khó mà an tâm sống với nghề khi mức lương và cả trợ cấp bèo bọt. Nhiều nghệ sĩ trẻ lại có tâm lý “hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”. Tài năng của họ cũng sẽ bị mai một khi “đạo” đã thiếu “thực”.

Bệ phóng nào, cách thức nào giữ chân các nghệ sĩ trẻ? Nhiều ý kiến đều thống nhất cho rằng, việc gìn giữ nghệ thuật truyền thống là rất nên làm, rất cần được các cơ quan chủ quản địa phương và trung ương quan tâm. Không thể để các đơn vị nghệ thuật truyền thống “tự bơi” mãi trong khi đang bị lấn át bởi các loại hình giải trí bề nổi khác.

Thụy Ân

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data