agribank-vietnam-airlines

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 2)

Nguyên Hạnh
Nguyên Hạnh  - 
Sự ra đời của NHCSXH với mô hình hoạt động và các chương trình tín dụng đặc thù là một giải pháp có tính nhân văn sâu sắc, một trong những “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo. Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tân tâm phục vụ”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng chính sách, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
aa
NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 1)

Bài 2: Tín dụng chính sách huyện Chương Mỹ: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Hỗ trợ vốn, mở đường thoát nghèo

Trong cuộc sống hiện đại, giữa những bộn bề lo toan, vẫn còn rất nhiều hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh cần được quan tâm, sẻ chia. Tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tín dụng chính sách xã hội đã trở thành một công cụ hiệu quả giúp đỡ người nghèo và các đối tượng yếu thế, tạo động lực để họ vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước ổn định cuộc sống.

Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân tại huyện Chương Mỹ đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp, không chỉ để vượt qua khó khăn trước mắt mà còn để phát triển kinh tế lâu dài. Các chương trình vay vốn như: hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, xây sửa nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, cho vay người chấp hành xong án phạt tù… đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Theo chân ông Đỗ Viết Hoa, Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và Vay vốn thuộc Hội nông dân thôn Đầm Dâu xã Tốt Động, gặp gỡ chị Trần Thị Toàn với dáng người nhỏ bé, khắc khổ. Chị tâm sự: “Chồng tôi không may qua đời đột ngột, bản thân tôi ốm đau bệnh tật, nhà lại đông con nên gia đình rơi vào nghèo khó. May mắn thay là các con tôi đều học giỏi, con lớn đỗ đại học, cả nhà cùng cố gắng dồn tiền cho cháu ăn học xong đến năm thứ 3, nguồn lực gần như cạn kiệt thì may mắn lại được Ngân hàng cho vay vốn học sinh sinh viên với tổng số tiền là 20 triệu đồng. Hai năm sau con thứ hai của tôi tiếp tục bước chân vào giảng đường đại học, được ông Hoa Tổ trưởng và các ban ngành cùng ngân hàng hết lòng giúp đỡ, con thứ hai của tôi lại được vay vốn với số tiền đến nay là 60 triệu đồng. Hiện nay con trai lớn của tôi đã ra trường và có công việc ổn định, tự cháu đã trích tiền lương để trả nợ hết món vay của cháu. Vốn vay đã cứu cánh gia đình tôi. Giờ đây gia đình tôi đã thoát nghèo”

Cũng gặp hoàn cảnh khó khăn, bà Lê Thị Thanh thuộc hộ cận nghèo sinh sống tại thôn Phượng Nghĩa, xã Phụng Châu đã được vay vốn để sửa chữa nhà ở với số tiền 50 triệu đồng. Đến thăm bà Thanh, nhìn căn nhà cấp 4 khang trang, sạch đẹp, bà Thanh một người phụ nữ đơn thân với những nếp nhăn khắc khổ hằn theo năm tháng vẫn tươi cười niềm nở đón tiếp chúng tôi. Chị Thanh cho biết: “Vừa qua tôi được các ông bà ở xã, thôn hỗ trợ 50 triệu đồng, lại được Ngân hàng cho vay thêm 50 triệu không lấy lãi, bà con chòm xóm cũng xúm lại hỗ trợ tôi sửa chữa căn nhà dột nát cũ để có chỗ ở đẹp như thế này. Đời tôi được như thế này là tôi cũng thấy mãn nguyện lắm rồi, cảm ơn các bác, ông bà rất nhiều…” Hình ảnh bà Thanh tươi cười bắt tay từng người cảm ơn vẫn in đậm trong lòng đoàn công tác chúng tôi. Trong năm 2024, đã có 40 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện được vay vốn để xây mới hoặc sửa chữa cải tạo nhà để ở với số tiền là 2 tỷ đồng.

Chị Đặng Thị Định ở thôn Long Châu Miếu xã Phụng Châu được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách sau Đại dịch Covid -19
Chị Đặng Thị Định ở thôn Long Châu Miếu xã Phụng Châu được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách sau Đại dịch Covid -19

Không để ai bị bỏ lại phía sau

Chính quyền địa phương cùng NHCSXH huyện Chương Mỹ luôn đặt mục tiêu đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau không chỉ trong hành trình giảm nghèo mà còn đồng hành cùng người dân trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

Là người đầu tiên được vay vốn trên địa bàn huyện, chị Bùi Thị Diệu, vợ anh Phạm Văn Quang là người chấp hành xong án phạt tù đang sinh sống tại xã Trung Hòa phấn khởi cho biết: “Gia đình tôi rất vui mừng vì được Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn bình xét cho gia đình tôi vay số tiền 100 triệu đồng để sửa chữa chuồng trại, mua gà vịt giống, cải tạo ao thả cá, thủ tục vay vốn nhanh, gọn, lãi suất thấp”. Có thể nói, với số tiền được vay vốn theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg từ NHCSXH, đã giúp anh Quang sau khi cải tạo trở về hòa nhập với cộng đồng, duy trì được việc làm, tăng thu nhập cho bản thân, trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Covid-19 ập đến, kéo dài gây ra biết bao những hệ lụy. Có những gia đình mất người, nhiều em bé bị mồ côi, nhiều lao động bị mất việc làm, cuộc sống nhiều gia đình tưởng chừng đã đi vào quỹ đạo, giờ lại gặp bao trắc trở, khó khăn. Chị Đặng Thị Định ở thôn Long Châu Miếu xã Phụng Châu vốn là một thợ may lành nghề đã đi làm cho Công ty trong khu Công nghiệp mười mấy năm, thu nhập ổn định. Khi Covid-19 ập đến, công việc gia công tại công ty hầu như không có. Là người nhiều tuổi, chị bị đưa vào tinh giảm lao động, cuộc sống rơi vào khó khăn. Sau một thời gian, chị Định với lợi thế có tay nghề, chị nhận gia công trực tiếp cho một số đầu mối trong nước, thấy có tiềm năng chị mạnh dạn mở xưởng để tạo việc làm thêm cho các chị em trong thôn. Trong lúc khó khăn thiếu vốn đầu tưu, chị được biết đến nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi với thủ tục vay vốn đơn giản chị đã được bình xét vay vốn với số tiền 100 triệu đồng để mua máy móc và nguyên vật liệu may mặc. Nguồn vốn đến kịp thời đã hỗ trợ chị rất nhiều trong hành trình khởi nghiệp của bản thân.

Hay như vừa qua, Cơn bão số 3 Yagi lướt qua Chương Mỹ đã để lại những ảnh hưởng nặng nề sau bão bởi tình trạng ngập lụt kéo dài, nhiều gia đình bị tốc mái ngập sâu trong bùn đất. Chính trong những lúc khó khăn đó, để chia sẻ đến những hoàn cảnh bất hạnh, cán bộ nhân viên NHCSXH huyện cũng đã đóng góp tiền công tiền lương, trích kinh phí công đoàn bộ phận để trao 30 xuất quà trị giá 30 triệu đồng đến 30 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Và ngay trong thời gian ngập lụt, NHCSXH huyện cũng kịp thời tổng hợp những thiệt hại để có biện pháp đề xuất xử lý kịp thời trong đó hoãn thu lãi của gần 1.000 hộ gia đình bị ngập sâu sau bão, đề nghị khoanh nợ 02 món vay với số tiền 90 triệu đồng; tổng hợp nhu cầu vốn vay để khôi phục sản xuất sau bão với số tiền đề xuất lên cấp trên là 59 tỷ đồng. Đến nay, NHCSXH huyện đã được giải ngân 20 tỷ đồng. Phần vốn còn lại 39 tỷ đồng sau khi được phân bổ sẽ được giải ngân kịp thời trong thời gian tới.

Là người vừa được giải ngân nguồn vốn vay để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão, anh Đỗ Văn Ngờ đã được nhận số tiền 100 triệu đồng vay vốn chương trình giải quyết việc làm để sửa chuồng và mua thêm lợn giống. Ngoài ra anh Ngờ còn được vay vốn chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với số tiền là 20 triệu đồng, tổng dư nợ hiện nay là 120 triệu đồng. Anh Ngờ cho biết: gia đình anh gặp nhiều khó khăn do nằm trong địa bàn ngập sâu nhất của huyện đó là thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến. Bản thân anh và gia đình phải đi sơ tán, toàn bộ nhà cửa, chuồng trại bị ngập sâu. Nhờ có nguồn vốn của NHCSXH mà gia đình anh có kinh phí sửa sang lại chuồng trại và mua thêm giống lợn, khôi phục mô hình chăn nuôi của gia đình.

Lan tỏa giá trị nhân văn

Bà Bùi Minh Đức, Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Chương Mỹ chia sẻ: “Tín dụng chính sách là nguồn lực vô cùng ý nghĩa và thiết thực giúp cải thiện đời sống của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là những gia đình thuộc diện khó khăn, yếu thế. Chúng tôi luôn đồng hành cùng chị em phụ nữ, không để ai bị bỏ lại phía sau. Chính sách tín dụng ưu đãi đã mang lại hy vọng và cơ hội cho rất nhiều phụ nữ yếu thế, giúp họ thay đổi cuộc sống và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội”

Tín dụng chính sách không chỉ là hỗ trợ tài chính mà còn lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc. Nó giúp người dân thêm niềm tin vào chính sách của Đảng và Nhà nước, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, vượt khó vươn lên.Những câu chuyện đổi đời nhờ tín dụng chính sách ở Chương Mỹ là minh chứng sống động cho nỗ lực “không để ai bị bỏ lại phía sau,” đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

Nguyên Hạnh

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data