agribank-vietnam-airlines

Tiểu Cần: Hiệu quả tín dụng chính sách từ khi thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW

Trần Thanh Tuyền
Trần Thanh Tuyền  - 
Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đỉnh có thu nhập thấp, nhiều hộ khó khăn tự vươn lên, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Chính sách xã hội ở nước ta thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa.
aa

Nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách, ngày 22/11/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội “. Ngày 14/3/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 401/QĐ-TTg ”Ban hành Kế hạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Để tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức xây dựng kế hoạch, tham mưu nhiều chính sách giảm nghèo.

Những năm qua, mặc dù ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, bố trí cấp vốn điều lệ, vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm hơn trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động tín dụng chính sách trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; trích nguồn vốn Ngân sách ủy thác qua ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị làm việc; xác nhận đối tượng vay vốn, chỉ đạo củng cố chất lượng tín dụng; bố trí Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tham gia là thành viên Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện và nhất là quan tâm bố trí về địa điểm, thời gian, an ninh, an toàn đối với các buổi làm việc của Ngân hàng Chính sách xã hội tại điểm giao dịch xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh đó, hoạt động của Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH các cấp đã được củng cố, kiện toàn kịp thời, chủ tịch UBND cấp xã tham gia Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH cấp huyện. Điều này góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã, phường, thị trấn đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở.

 Ông Lê Chí Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch NHCSXH huyện phát biểu
Ông Lê Chí Thảo - Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện HĐQT Phòng giao dịch NHCSXH huyện phát biểu

Ngoài ra, tổ chức chính trị xã hội các cấp cũng đã thực hiện tốt nội dung ủy thác, thường xuyên tham gia giao ban với Ngân hàng CSXH để nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tăng cường củng cố hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn; phối hợp lồng ghép chuyển giao khoa học, kỹ thuật cùng với giải ngân nguồn vốn vay giúp bà con biết cách đầu tư, tổ chức kinh doanh phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Nhờ vậy, đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội tham gia vào hoạt động tín dụng chính sách.

Bà Lê Thị Kim Loan – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Phát biểu thảo luận
Bà Lê Thị Kim Loan – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Phát biểu thảo luận

Các chương trình tín dụng tại các địa phương đã và đang làm thay đổi cuộc sống cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác: Cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở… Nguồn vốn chính sách cũng đã trở thành điểm tựa giúp các hộ vay vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiểu Cần là huyện nông nghiệp với diện tích tự nhiên trên 227 km2, có 11 đơn vị hành chính với 9 xã và 2 thị trấn, dân số trên 109 ngàn người, trong đó đồng bào Khmer chiếm trên 31%. Trước khi Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư được ban hành Tại thời điểm đó huyện Tiểu Cần là huyện khó khăn 9/9 xã và 01 số khóm đựơc xếp vào Chương trình 135 của Chính phủ với tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 15% tương đương 4.204 hộ, công tác tiếp cận tín dụng của các đối tượng là hộ nghèo, các hộ khó khăn trên địa bàn huyện gặp rất nhiều khó khăn, một phần do thiếu kênh tín dụng tiếp cận, một phần chưa có chính sách tín dụng chính sách ưu đãi cho các hộ thuộc các đối tượng yếu thế.

Từ khi Chỉ thị 40 - CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Công văn số 726 ngày 04/6/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội được ban hành; Huyện Uỷ - UBND huyện Tiểu Cần đã ban hành các văn bản, tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy. Có thể khẳng định rằng, Chỉ thị được ban hành rất phù hợp với thực tiển, nên có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với người dân.

UBND huyện luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện cho Phòng giao dịch NHCSXH huyện triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy nguồn vốn vay đến các đối tượng được thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn vay, tạo động lực về vốn để phát triển sản xuất tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần cho huyện Tiểu Cần hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; huyện nông thôn mới và huyện nông thôn mới nâng cao và hiện tại 9/9 xã của huyện đã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, trong đó có 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 và huyện Tiểu Cần đã đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2023 tại Quyết định số 548 ngày 20/6/2024.

Với phương thức cho vay ủy thác một số nội dung công việc thông qua các tổ chức chính trị - xã hội gắn đã lồng ghép các chương trình cho vay như: Quỹ hỗ trợ Phụ nữ phát triển của tỉnh đầu tư cho 834 hội viên được tiếp cận vốn với số tiền trên 5 tỷ 509 triệu đồng; Hội Nông dân huyện với mô hình vốn khởi nghiệp đầu tư cho 10 hội viên tiếp cận vốn với số tiền 500 triệu đồng; Hội Cựu chiến binh với mô hình: Quỹ nội bộ giúp nhau phát triển kinh tế với số tiền 2 tỷ 775 triệu đồng; Đoàn Thanh niên mô hình: Quỹ quốc gia về việc làm của Trung ương đoàn đầu tư cho vay 800 triệu đồng hỗ trợ cho vay sản xuất mật hoa dừa Sokfam…

Hoạt động tại các Điểm giao dịch xã của NHCSXH đã được tuyên truyền đến tận các ấp khóm làm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách, dịch vụ ngân hàng rất tiện lợi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tiết giảm chi phí, thời gian giao dịch, chi phí đi lại của người vay, đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội dân chủ, công khai với với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” và cách thức “Giao dịch tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”. Mô hình này đang phát huy hiệu quả và nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, của cấp ủy, chính quyền địa phương.

NHCSXH huyện Tiểu Cần giao dịch tại xã Ngãi Hùng
NHCSXH huyện Tiểu Cần giao dịch tại xã Ngãi Hùng

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW trên địa bàn huyện, tổng nguồn vốn NHCSXH huyện thực hiện quản lý đạt 515,93 tỷ đồng, tăng 322,89 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,7%/năm. Đặc biệt, từ nguồn vốn vay ưu đãi các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện trên địa bàn huyện đã được đầu tư đến 100% ấp, khóm, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách kịp thời.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho 16.189 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, góp phần giảm trên 4.041 hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho 13.523 lao động (trong đó cho 1.136 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); giúp 1.665 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 7.265 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng 351 căn nhà cho hộ nghèo, giúp cho 9 khách hàng vay vốn để xây, mua nhà ở xã hội ... Chỉ thị số 40-CT/TW có rất nhiều nội dung, nhưng trong đó có một nội dung rất quan trọng, đó là chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn. Từ khi có Chỉ thị (năm 2014) đến nay nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác sang NHCSXH đạt 12 tỷ 858 triệu đồng để cho vay các Chương trình tín dụng trên địa bàn.

Trần Thanh Tuyền

Tin liên quan

Tin khác

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Tín dụng chính sách đưa đường cho "Đảng viên đi trước"

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở rắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng, thôn quê của cả nước, trong đó có cả những thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh niên ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh (Hà Giang). Bởi ở đó, có những đảng viên đi trước, vươn lên thoát nghèo, làm giàu, đã và đang góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng.

Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”

Ngày 26/12, tại trụ sở NHNN, Thời báo Ngân hàng đã phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi viết “Tín dụng Chính sách Xã hội – Ý Đảng Lòng Dân”.

Tín dụng chính sách xã hội đáp ứng nguyện vọng của nhân dân

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân.

Tín dụng chính sách xã hội - Ý Đảng, lòng dân – kết nối sức mạnh - phát triển bền vững

“Đảng lãnh đạo, cầm quyền, nhưng dân là gốc, là chủ” Theo Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thì nhất định phải có Đảng cộng sản theo lý luận đảng kiểu mới của Lênin lãnh đạo. Không có Đảng lãnh đạo, cách mạng không thể thắng lợi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng muốn vững cần phải có nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là mối quan hệ Đảng với Dân. Nói đến dân là nói đến tài dân, sức dân, của dân, lòng dân, quyền dân, toát ra từ đó quyết tâm, đồng tâm, tín tâm, sự hăng hái, khôn khéo, sáng tạo, anh hùng. Ở Việt Nam chủ nghĩa dân tộc, tinh thần yêu nước và phong trào yêu nước luôn hiện hữu mọi lúc, mọi nơi, mọi thời đại của dân tộc.

Tín dụng chính sách: Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở Tuần Giáo

Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tuần Giáo được triển khai hiệu quả đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác từng bước nâng cao đời sống, góp phần quan trọng vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Tín dụng chính sách: Sức bật kinh tế cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bình Liêu

Bình Liêu – vùng đất miền núi yên bình, nằm bên biên giới Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nơi hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, đã trở thành điểm sáng trong nỗ lực giảm nghèo, phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới. Kết quả này không thể đạt được nếu thiếu sự hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng các cấp chính quyền địa phương, với tín dụng chính sách đóng vai trò chủ lực, giúp người dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Tổ tiết kiệm và vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội phát huy hiệu quả nguồn vốn vay

Tín dụng chính sách xã hội tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững và hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Phát huy vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong việc nhận nguồn vốn ủy thác để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Tín dụng chính sách là “điểm sáng” trong giảm nghèo

Trong năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội được Ủy ban về các vấn đề xã hội đánh giá là đã “tiếp tục khẳng định hiệu quả thiết thực và là điểm nhấn trong công tác giảm nghèo, nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được tăng cường từ nhiều nguồn đa dạng…”.

Chính sách mang ý Đảng, lòng dân

Thành tựu 30 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp của thế giới, Theo quy luật khoảng cách giầu nghèo sẽ càng nới rộng hơn trong nền kinh tế thị trường

Câu chuyện người đàn ông nhiễm chất độc da cam tự tin vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách

Vào một ngày hè oi ả ở vùng quê nghèo ven biển của huyện Thái Thụy, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình anh Đỗ Đức Thông, hội viên Hội Cựu chiến binh xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ấn tượng đầu tiên in đậm trong tâm trí tôi là hình ảnh một người đàn ông lam lũ, mồ hôi nhễ nhại cùng với thân hình rất nhỏ bé và tấm lưng gù do ảnh hưởng bởi chất độc da cam từ người bố để lại. Nhưng ẩn sau gương mặt khắc khổ, hay cười và ít nói ấy là cả một sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống của một người đàn ông đầy nghị lực.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data