Tín dụng khởi sắc

Tín dụng khởi sắc

Thông tin trong cuộc họp mới đây, Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng cho biết, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tính đến ngày 25/3 đã tăng 2,5% so với cuối năm 2024 (cùng kỳ năm 2024 chỉ tăng 0,26%). Như vậy, trong gần 3 tháng, tín dụng tăng gấp 10 lần cùng kỳ năm 2024. “Đây là tín hiệu khởi sắc, phản ánh hiệu quả của các giải pháp điều hành từ NHNN. Đặc biệt, hệ số sử dụng vốn của các ngân hàng đạt 103%, cho thấy nguồn vốn đã được tối ưu hóa để hỗ trợ nền kinh tế”, Phó Thống đốc nhấn mạnh.
Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Mở rộng không gian vốn cho DNNVV

Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng hệ sinh thái tài chính toàn diện cho DNNVV là điều vô cùng cần thiết. Bởi DNNVV chiếm đến 98% khu vực kinh tế tư nhân, trong khi khu vực này hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 82% tổng số lao động đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Mở rộng cho vay ưu đãi với lâm, thủy sản

Mở rộng cho vay ưu đãi với lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1545/NHNN-TD, nâng quy mô gói vay ưu đãi lãi suất đối với lĩnh vực lâm, thủy sản từ mức 60.000 tỷ đồng lên mức 100.000 tỷ đồng; đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng ưu đãi đối với tất cả lĩnh vực nông - lâm, thủy sản.
Tín dụng tiêu dùng tăng tốc

Tín dụng tiêu dùng tăng tốc

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, tín dụng tiêu dùng tăng gắn với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế, trong đó chính sách tiền tệ, đặc biệt lãi suất thấp hỗ trợ người vay vốn mua nhà với mục đích tiêu dùng cuối cùng.
TP. Hồ Chí Minh tăng cường thu hút FDI

TP. Hồ Chí Minh tăng cường thu hút FDI

Dù vẫn đứng vị trí thứ 3 trong danh sách các địa phương thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu, nhưng TP. Hồ Chí Minh đã bị sụt giảm tới 40% tổng vốn đăng ký trong năm 2024. Điều này đòi hỏi thành phố phải đánh giá lại thực trạng và đề ra chính sách linh hoạt để hút vốn mạnh hơn.
Doanh nghiệp nên quan tâm, tạo sản phẩm khác biệt

Doanh nghiệp nên quan tâm, tạo sản phẩm khác biệt

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kinh doanh doanh nghiệp hiện nay, hàng hóa của Trung Quốc với giá rẻ đang tràn ngập các thị trường trên thế giới, gây lo ngại cho các doanh nghiệp bán lẻ ở Việt Nam cũng như các nước khác như Hoa Kỳ và Châu Âu.
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ tín dụng chính sách xã hội

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ tín dụng chính sách xã hội

Nhân dịp đầu Xuân năm mới Ất Tỵ năm 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), sáng 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức buổi họp giao ban trực tuyến đầu Xuân. Buổi giao ban được tổ chức trực tuyến tới các điểm cầu tại chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành và Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã trên cả nước. Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Tiến Dũng tới dự và chúc Tết NHCSXH. Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng chủ trì buổi họp.
Ngành Ngân hàng Nghệ An: Phát huy vai trò “đầu tàu” khu vực Bắc Trung bộ

Ngành Ngân hàng Nghệ An: Phát huy vai trò “đầu tàu” khu vực Bắc Trung bộ

Là địa phương có kinh tế tăng trưởng khá nhanh, quy mô kinh tế hiện đứng thứ 10 toàn quốc, Nghệ An đang hướng tới trở thành trung tâm tài chính, công nghiệp công nghệ cao, thương mại, du lịch… và là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung bộ.

Phòng ngừa hỏa hoạn khi năm hết, Tết đến

Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2024, tình hình cháy, nổ diễn biến phức tạp, khó lường. Từ ngày 16/9/2023 đến ngày 15/9/2024, toàn quốc xảy ra 3.922 vụ cháy, làm chết 103 người, bị thương 78 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 296,1 tỷ đồng. Nhiều vụ hỏa hoạn diễn ra trong năm 2024 vừa qua đã gây xôn xao, ám ảnh trong cộng đồng.

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 2)

Sự ra đời của NHCSXH với mô hình hoạt động và các chương trình tín dụng đặc thù là một giải pháp có tính nhân văn sâu sắc, một trong những “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo. Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tân tâm phục vụ”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng chính sách, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Kim chỉ nam” cho tín dụng chính sách tại Hà Nam (Kỳ 1)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng đó, những năm qua, Tỉnh ủy Hà Nam đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, không chỉ tăng về quy mô mà cả về chất lượng, khẳng định tính nhân văn của chính sách tín dụng để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình thoát nghèo, phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới.

Khi Đảng trao "điểm tựa" với người nghèo và đối tượng chính sách (Kỳ 1)

Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc, đã trở thành một “điểm sáng” và là một trong những “trụ cột” trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh cuả Đảng, nhà nước ta trong tiến trình đổi mới, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Nếu tín dụng chính sách là “con thuyền an sinh”, thì chỉ thị số 40 CT/TW là “ngọn gió” đẩy con thuyền đó đi nhanh, đúng hướng và đạt hiệu quả thiết thực.

Sát cánh cùng khách hàng vực dậy sau bão

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 và hoàn lưu sau bão, nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản… bị thiệt hại lớn về vốn liếng, tài sản, nhưng người dân đều chung ý chí quyết tâm vực dậy sau bão lũ. Agribank đã và đang sát cánh cùng người nông dân vượt qua mất mát, khó khăn, quyết tâm làm lại từ đầu.

Đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024 nên các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu đang tăng tốc “về đích”, hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra. Nắm bắt nhu cầu đó, các ngân hàng cũng đã tung ra nhiều gói ưu đãi hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hỗ trợ về tiếp cận tín dụng.

Bất động sản công nghiệp tăng trưởng mạnh

Theo Bộ Xây dựng, quý III năm 2024, nhu cầu về bất động sản công nghiệp trên thị trường có xu hướng tăng lên, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý II, giao dịch phát sinh chủ yếu ở nhóm sản phẩm có sự kết nối hạ tầng giao thông hoàn thiện, pháp lý minh bạch và có động lực tăng trưởng bền vững; tập trung ở các tỉnh có lợi thế về công nghiệp, đón dòng vốn FDI lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang… và đổ vào lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo.
    Trước         Sau    
Phiên bản di động