agribank-vietnam-airlines

Nhà văn Ngô Văn Phú: Không chỉ có “trên trời mây trắng như bông”

Thanh Xuân
Thanh Xuân  - 
Lâu nay, nhiều người đã thuộc lòng bốn câu thơ “Trên trời mây trắng như bông/Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây/Mấy cô má đỏ hây hây/Đội bông như thể đội mây về làng” nhưng cứ nghĩ đó là ca dao. Vì nó quá quen thuộc, gần gũi. Nhưng thực tế, đó là thơ của nhà thơ Ngô Văn Phú.
aa

Thơ Ngô Văn Phú hồn hậu như con người của ông. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ: “Tháng năm mùa gặt” (1978); “Đi ngang đồi cọ” (1986); “Hoa trắng tình yêu” (1995)… Trong đó, tôi ấn tượng với tập thơ “Chiêm bao” xuất bản năm 2001. Một tập thơ bốn câu khá tiêu biểu của cuộc đời thi nhân Ngô Văn Phú. Bài thơ “Mây và bông” với bốn câu thơ nổi tiếng vừa dẫn ở trên được nhà thơ viết năm 1961. Dường như nó có tác động đến xu hướng viết ngắn và cô đọng của nhà thơ trong những chặng viết sau này.

nha van ngo van phu khong chi co tren troi may trang nhu bong
Nhà thơ Ngô Văn Phú

Trong bài “Cỏ chiêm bao”: “Có lúc chiêm bao mình hóa cỏ/Xanh từ xuân Hạ đến thu Đông/Quên đi những miếng cơm manh áo/Quẩn đến rồi đi, đến nát lòng”.

Nhà thơ cho rằng, thơ bốn câu (tứ tuyệt) như bông hoa, chợt với tay mà hái được. Âm vang, ngắn mà đọng, dọc mà ngang, ngang mà dọc. Thơ đi như một mảnh sao băng, sáng lóe rồi để dư âm trong bầu trời đêm man mác.

Những tứ thơ ngắn thường đến bất chợt, mà nói như nhà thơ Ngô Văn Phú, “thơ đến như một ngọn gió tươi làm bừng tỉnh thi hứng; như một ngọn cỏ một sớm tỏa ấm trên quầng đất thân tình; như dáng núi tự mình tạo ra sức sống của mùa xuân…”.

Nhưng chính ông, cũng dăn mình rằng, thơ tứ tuyệt đã có bề dày hàng ngàn năm. Và ông “vừa sợ hãi vừa liều lĩnh dấn thân vào cõi thơ huyền bí này, lấy tâm thành mà viết…”. Bởi ông muốn đặt một dấu chân vào hàng nghìn hàng vạn dấu chân người đi trước đã mê thơ tứ tuyệt.

Và ít nhiều, ông đã để lại dấu ấn của mình trong “cõi thơ huyền bí” ấy. Để nhớ tới ông, người yêu thơ vẫn nhớ được vài ba bài.

Nhưng Ngô Văn Phú không chỉ nổi tiếng với những bài thơ, ông còn được mệnh danh là người viết truyện lịch sử nhiều nhất Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với nhiều tập tiểu thuyết dã sử, truyện ngắn, truyện vừa: “Ngõ trúc” (truyện ngắn về danh nhân, 1986); “Bụi và lốc” (tiểu thuyết, 1988); “Ngôi vua và những chuyện tình” (tiểu thuyết lịch sử, 1990); “Gươm thần Vạn Kiếp” (tiểu thuyết lịch sử, 1991); “Ngang trái Phủ Tây Hồ” (tiểu thuyết lịch sử, 1993); “Tuyên Phi họ Đặng” (1996); “Sao không là tình yêu”? (1996)…

Một lần vui vẻ bên chén trà trong căn hộ ở khu tập thể Giảng Võ (Hà Nội), ông cười thống kê đã viết hơn 30 cuốn, trong đó hơn 10 cuốn là tiểu thuyết, còn lại là truyện ngắn. Để viết được từng đó, ông đã tìm hiểu khoảng 150 nhân vật lịch sử để đưa vào tác phẩm của mình. Đó là Lê Hoàn, Phùng Hưng, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Nguyễn Khuyến... Toàn là người nổi tiếng, đã làm nên những trang sử vàng son của dân tộc ta.

Tác phẩm đầu tiên nhà văn Ngô Văn Phú viết về lịch sử đó là cuốn “Ngõ trúc”. Ông lấy ý từ câu thơ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” của Nguyễn Khuyến để viết về chính cụ Tam Nguyên Yên Đổ - một nhà nho, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. “Tôi vẫn còn nhớ, cuốn sách đó được họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ minh họa và được nhà văn Nguyễn Tuân rất khen ngợi làm cho tôi cảm thấy hứng khởi với đề tài này”, nhà văn Ngô Văn Phú nhớ lại.

Sự khích lệ của các bậc tài danh đi trước đã giúp ông bền bỉ với đề tài lịch sử. Nhưng bản thân ông, trong tư cách nhà văn, thấy rằng đề tài lịch sử là mảng rất khó, bởi vậy ít người viết. Điều đó thúc giục ông dấn bước.

“Báo chí từng nêu vấn đề rằng, trẻ em bây giờ thiếu kiến thức về lịch sử nước nhà một cách nghiêm trọng. Sách về lịch sử là một nguồn học cần thiết cho các em, nhưng sách truyện về lịch sử với đặc trưng của văn học sẽ giúp nhân dân ta thêm một cách tiếp cận với lịch sử, để hiểu và trân trọng những gì mà lớp lớp cha ông mình đã phải đánh đổi để giữ gìn và xây dựng được Tổ quốc như ngày nay. Bên cạnh đó, từ những câu chuyện, những bài học đã được đúc rút từ ngàn năm lịch sử, tôi cũng muốn gửi gắm vào đó những tâm sự, những quan niệm về đối nhân xử thế, về những bài học làm người đối với xã hội hiện đại”, nhà văn tâm sự.

Nhà văn Ngô Văn Phú đã được nhận: Giải thưởng thơ tạp chí Văn nghệ năm 1961; Giải thưởng văn xuôi báo Văn học; Giải thưởng ca dao của báo Văn học, 1962; Giải thưởng văn học 5 năm của Hội Văn nghệ Hà Nội (1980-1985); Giải thưởng 5 năm Văn học Hùng Vương của Hội Văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980)...

Theo nhà văn Ngô Văn Phú, viết cái gì cũng cần có thời gian để suy nghĩ tìm tòi cách thể hiện ý tưởng. Song, với truyện lịch sử, cái khó nhất cũng là cái khác biệt nhất so với truyện hiện đại đó là việc tìm tư liệu. Bởi không phải bất cứ nhân vật nào cũng có tư liệu đầy đủ. Trước hết phải tìm bằng được ghi chép về họ trong chính sử để đảm bảo rằng việc mình viết trong tác phẩm của mình về họ là hoàn toàn có thật.

Ông cũng cho rằng, sáng tác là tự do của mỗi cá nhân, không ai có thể cấm đoán, nhưng riêng về vấn đề lịch sử thì tất cả mọi lý giải, suy luận và góc nhìn của tác giả phải chấp nhận được. Nhất là viết về một danh nhân lịch sử nào đó, tên tuổi, sự nghiệp, phẩm giá, tư cách, tài năng của họ đã được lịch sử khẳng định như những biểu tượng, vì vậy khi sáng tạo về họ không được vượt quá những khuôn khổ bền vững mà lịch sử đã đúc nên.

Nhà văn - nhà thơ Ngô Văn Phú, sinh ngày 8/4/1937 tại Nam Viêm, Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay là Nam Viêm, Phúc Yên, Vĩnh Phúc). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1970. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ngành Ngữ văn), Ngô Văn Phú về làm biên tập viên báo Văn học (1961-1963); Báo Văn nghệ (1963-1966); biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1972 ông giải ngũ; từ năm 1972 đến 1976 phụ trách Tổ thơ và Tổ văn xuôi, Báo Văn nghệ. Từ năm 1976 đến 1998 là Trưởng ban Thơ, rồi Phó giám đốc NXB Tác phẩm mới, Tổng biên tập NXB Hội Nhà văn.

Không chỉ viết thơ, truyện, tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Ngô Văn Phú còn làm biên khảo, biên soạn, chủ biên nhiều đầu sách. Thống kê sơ sơ thôi ông cũng là tác giả của khoảng 230 cuốn đứng tên là tác giả. Còn nếu kể cả những cuốn sách in chung thì chính ông cũng không nhớ được chính xác.

Thanh Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data