agribank-vietnam-airlines

Thách thức bảo hộ bản quyền trí tuệ nhân tạo

Thạch Bình
Thạch Bình  - 
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc sáng tạo tác phẩm và tham gia vào các phân đoạn của sản xuất, kinh doanh đã lan tỏa mạnh ở khá nhiều lĩnh vực. Trên thực tế, ngày càng nhiều tác phẩm, sản phẩm, tài sản có giá trị được tạo ra nhờ công nghệ AI.
aa
Sắp diễn ra Hội nghị Trí tuệ nhân tạo GenAI Summit 2024 tại Việt Nam An ninh mạng trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo

Tuy nhiên, pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung vẫn chưa có các quy định cụ thể về quyền sở hữu đối với các tài sản được tạo ra từ AI. Vì thế, nguy cơ xảy ra các tranh chấp bản quyền và các vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là rất lớn, và các ngành chức năng sẽ gặp phải thách thức không dễ giải quyết trong quá trình xử lý các vụ việc.

Từ phía Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), TS. Nguyễn Văn Cương cho rằng, liên quan đến vấn đề sở hữu và các quyền tài sản, quyền nhân thân đối với lĩnh vực AI, có hai khía cạnh cần quan tâm.

Thứ nhất, là quyền sở hữu đối với dữ liệu đầu vào. Theo đó, dữ liệu được xem là “dầu mỏ” hoặc “nguyên liệu” không thể thiếu đối với các hệ thống AI. Vì thế, các quy định pháp lý liên quan cần xem xét quyền lợi của bên tạo ra dữ liệu (công dân, tổ chức, doanh nghiệp…) và các doanh nghiệp khai thác dữ liệu cần chia sẻ lợi ích với bên cung cấp dữ liệu đầu vào.

Vấn đề pháp lý này, theo ông Cương, hiện nay vẫn chưa được quy định rõ ràng trong luật pháp ở nhiều quốc gia. Do đó, tới đây, việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với dữ liệu do công dân, tổ chức, doanh nghiệp làm ra cần được thực hiện. Trong đó bao gồm cả vấn đề quyền tác giả (đã được bảo hộ) cũng như các quy định xử lý vi phạm nếu bên sử dụng dữ liệu vi phạm bản quyền.

Khía cạnh thứ hai là vấn đề chủ sở hữu đối với thông tin đầu ra (tác phẩm, sản phẩm do AI tạo lập). Hiện nay, luật pháp nhiều nước cũng chưa công nhận AI là đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Vì thế, việc xác định quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm do AI tạo lập là khá phức tạp.

Ứng dụng công nghệ nhân tạo Modus V Synaptive trong phẫu thuật não tại hệ thống Bệnh viện Tâm Anh
Ứng dụng công nghệ nhân tạo Modus V Synaptive trong phẫu thuật não tại hệ thống Bệnh viện Tâm Anh

Trên thực tế, hiện nay OpenAI là doanh nghiệp cung cấp hệ thống ChatGPT quy định, người sử dụng hệ thống AI này có quyền tái sử dụng những sản phẩm đầu ra mà ChatGPT cung cấp cho bất cứ mục đích nào, trong đó có cả việc cho xuất bản và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm pháp lý về nội dung mà ChatGPT tạo ra theo câu lệnh của mình. Tuy nhiên, nếu thông tin, tác phẩm do ChatGPT tạo ra có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì người sử dụng cũng phải chịu trách nhiệm. Vì thế, nếu không có các quy định pháp lý cụ thể thì sẽ rất khó để xử lý các vụ việc khiếu kiện liên quan đến bản quyền.

Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia pháp luật tại các trường đại học và công ty luật cho rằng, sau các vụ kiện lớn liên quan đến bản quyền tác phẩm do AI tạo sinh (như: vụ kiện của New York Times đối với Microsoft và OpenAI năm 2023; vụ kiện của nhóm tác giả tệp dữ liệu Books3 với Tập đoàn NVIDIA, năm 2024), nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu quan tâm xây dựng các quy định pháp lý về bản quyền trong ứng dụng công nghệ AI.

Tại Việt Nam, hiện nay xu hướng ứng dụng các hệ thống AI vào sản xuất, kinh doanh đang phát triển nhanh. Vì thế, theo LS. Vũ Thị Bích Hải (Đại học Văn Lang), các bộ, ngành chức năng và cơ quan lập pháp có thể nghiên cứu, xem xét các phương án pháp lý bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm tạo ra bởi AI từ các tổ chức quốc tế như EU và các quốc gia bắt đầu hoàn thiện nhóm chính sách này như Ấn Độ, Anh, New Zealand… để xây dựng khung pháp lý phù hợp.

Đối với phương án xem xét công nhận quyền tác giả là AI, luật sư Hải cũng cho rằng Việt Nam nên tham khảo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật để xây dựng những tiêu chí cụ thể khi đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, trước mắt, theo LS. Nguyễn Đức Hùng (Công ty Luật TGS), việc chuẩn hóa pháp lý khái niệm trí tuệ nhân tạo cần được thực hiện trước. Sau đó đưa ra lộ trình luật hóa các quy định về tác phẩm tạo ra bằng AI, tác giả và chủ sở hữu; thời hạn bảo hộ bản quyền cũng như triển khai hệ thống đăng ký bản quyền trong Luật Sở hữu trí tuệ.

Cơ hội phát triển thị trường dữ liệu đào tạo AI

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh nhiều quốc gia quan tâm hoàn thiện khung pháp lý đối với vấn đề bản quyền trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các năm tới hoạt động thu gom dữ liệu có bản quyền sẽ diễn ra mạnh và có sự cạnh tranh từ các nhóm tập đoàn công nghệ lớn. Vì thế, thị trường dữ liệu nguồn có bản quyền để phục vụ “đào tạo” AI sẽ có cơ hội phát triển mạnh và được dự báo sẽ là “mỏ vàng” để các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, sử dụng cho các mục đích thương mại, mua bán bản quyền. Việc phát triển mạnh ứng dụng công nghệ AI cũng sẽ thúc đẩy thị trường trung tâm dữ liệu, thu hút nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực này không chỉ ở các thành phố lớn mà phát triển rộng ra cả các khu vực lân cận có khả năng cung cấp nguồn điện liên tục.

Thạch Bình

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data