agribank-vietnam-airlines

Nạn viết, vẽ lên di tích: Cần giáo dục ý thức từ ghế nhà trường

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Di tích lịch sử - văn hóa là những di sản quý của dân tộc, cần được người dân nâng niu, trân trọng và bảo vệ để trường tồn với đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang cho thấy điều ngược lại khi nhiều hạng mục, hiện vật... tại các khu di tích lịch sử, danh thắng ở nước ta bị viết, vẽ, khắc chữ làm cho các di tích bị biến dạng và phá hoại.
aa

Theo nhà lý luận - phê bình mỹ thuật Nguyễn Đức Bình (Cục Mỹ thuật, Triển lãm và Nhiếp ảnh thuộc Bộ VH-TT&DL), trong quá trình đi khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu nhiều di tích, di sản, danh thắng… trong cả nước, ông đã chứng kiến cảnh tượng chuông, trống, tháp, tường, đá, thân cây, chậu cây cảnh, bàn ghế… trong khuôn viên di tích bị vẽ - viết - khắc bằng đủ loại công cụ khác nhau.

Nạn viết, vẽ lên di tích: Cần giáo dục ý thức từ ghế nhà trường
Di tích tháp Hòa Phong giữa lòng Hà Nội thời gian qua phải “chịu trận” bởi người dân thiếu ý thức viết, vẽ bậy tràn lan

Hậu quả của việc viết, vẽ, khắc chữ lên các hiện vật, công trình kiến trúc trong di tích lịch sử không thể cân đo đong đếm. TS. Phạm Quốc Quân thuộc Hội đồng Di sản Việt Nam nhấn mạnh, hành động viết – vẽ bậy lên di tích góp phần làm biến dạng di tích, làm cho hình ảnh của di tích bị xấu xí đi khiến du khách văn minh nhìn vào như một thứ man rợ. Điều này cũng làm méo mó đi những giá trị văn hóa và nét đẹp của đất nước trong mắt du khách.

Trên thực tế, tình trạng viết, vẽ lên di tích tại nước ta diễn ra mọi lúc mọi nơi. Dư luận từng xôn xao và bức xúc khi chứng kiến hình ảnh nhóm bạn trẻ đang vẽ lên bia đá trên núi Bài Thơ (Quảng Ninh). Trong khi đó, tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), cây đa hơn 800 năm tuổi “oằn lưng” chịu đựng những vết dao cứa từ khách du lịch thực hiện.

Chung số phận này còn có chùa Bửu Phong (TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), một ngôi chùa cổ nổi tiếng đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Tuy nhiên đến chùa Bửu Phong, không ít khách thập phương hoang mang bởi tại các điểm thờ tự hay trên các vách của phiến đá bắt gặp chi chít các “bút tích” của ai đó ghi lại như. “Gia đình tôi đến đây vào ngày… tháng… năm” , “Anh H yêu em T”, “I love you” “Một buổi chiều lang thang”… và kèm theo nhiều hình vẽ với những ký hiệu và hình thù lạ.

Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều di tích lịch sử độc nhất vô nhị ở nước ta cũng không tránh khỏi tình trạng di tích bị người dân viết, vẽ, khắc chữ bẩn lên di tích. Xung quanh 4 góc di tích tháp Hòa Phong (quận Hoàn Kiếm) bấy lâu và hiện tại phủ kín nhiều dòng chữ viết bằng bút xóa, các hình vẽ đủ hình dạng, màu sắc. Những câu chữ tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài chồng chéo lên nhau khiến cho tháp Hòa Phong bị biến dạng; nét rêu phong, cổ kính chỉ còn trong những trang sách, hình ảnh tư liệu.

Khu vực chân tháp Bút (đền Ngọc Sơn), nhà Thái Học (Văn Miếu - Quốc Tử Giám) giữa Thủ đô dù có hàng rào bảo vệ và biển báo cấm xâm phạm nhưng nhiều người trẻ vô ý thức vẫn cố tình trèo qua hàng rào để khắc tên, thể hiện tình yêu của bản thân. Ở huyện Sóc Sơn, bức tường bao chân tượng Thánh Gióng trên đỉnh núi Sóc ken đặc các dòng chữ là những lời tỏ tình, lưu danh, nguyện thề thủy chung son sắt của giới trẻ.

Ngoài ra, ai đã từng đến thăm Thành nhà Mạc (Lạng Sơn) sẽ không khỏi xót xa khi một số người thiếu ý thức viết, vẽ bậy lên tường, tượng và khắc cả chữ lên thân cây. Di tích nhà tù Côn Đảo (Vũng Tàu) cũng loang lổ, biến dạng… bởi những nét vẽ, nét khắc và chữ ký của người trẻ. Chuông cổ, nhà bia, mai rùa tại Chùa Thiên Mụ thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế hiện nay cũng chi chít chữ nguệch ngoạc của các bạn trẻ viết lên như “T yêu K”, “kỷ niệm tình yêu ở Thiên Mụ” hoặc nhiều dòng chữ nguyện cầu tình yêu.

Trong khi đó tại di tích Văn Miếu (thị xã Hương Trà) nhiều năm qua, những tấm bia và nhà bia nơi đây đã bị vẽ bậy, bôi bẩn không thương tiếc bởi những người thiếu ý thức. Một số người dân đến với chùa Cổ Lễ (Nam Định) từng bất bình khi gác ba tầng tại nhà chùa bị viết chi chít chữ.

Những gì đã nói trên cho thấy, tình trạng viết, vẽ lên di tích đang trở thành vấn nạn ở nước ta. Các chuyên gia cho biết, hành vi viết, vẽ bậy lên di tích chủ yếu đến từ thói quen và sự thiếu ý thức của người dân. Vì vậy, để cải thiện tình hình, trước hết cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch của Bộ VH-TT&DL đã đề ra, có hiệu lực từ tháng 3/2017.

Nhà văn – dịch giả Di Li lại cho rằng, các khu tích nên treo nhiều biển, bảng hướng dẫn nhưng những lời trên bảng, biển hướng dẫn ấy phải đừng quá khuôn sáo mà phải tinh tế và cả hóm hỉnh để nhắc nhở du khách phải có ý thức bảo vệ các di tích, các tài sản quốc gia.

Quan trọng hơn cả, khi đến với các di tích thì mỗi người dân phải có ý thức gìn giữ nét đẹp, bảo vệ các nét đẹp truyền thống văn hóa. Đối với cá nhân, tập thể có hành vi viết, vẽ lên di tích thì cơ quan chức năng cần có hình thức xử phạt thích đáng theo điều 13 Luật Di sản Văn hóa, điều 23 Nghị định 158/2013/NĐ-CP để đủ tính răn đe.

Đặc biệt, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, chúng ta cần bắt đầu từ giáo dục, cần phải đưa vào giáo dục nhân cách, hành xử văn hóa, tôn trọng những giá trị di sản văn hóa ngay từ nhà trường để xây dựng nhân cách văn hóa cho người Việt Nam...

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data