agribank-vietnam-airlines

Kỳ vọng cổ phiếu thép và xi măng

Dương Công Chiến
Dương Công Chiến  - 
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường thép và xi măng được kỳ vọng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020, tăng 4-5% so với cùng kỳ năm trước, do chính sách giãn cách xã hội được nới lỏng và gia tăng đầu tư công (ước tính chiếm khoảng 15% sản lượng tiêu thụ thép).
aa

Nhận định này còn được củng cố bằng lập luận cho rằng do Việt Nam được hưởng lợi từ nhu cầu thép tiếp tục tăng mạnh ở Trung Quốc. Theo Hiệp hội Quặng sắt và Thép Trung Quốc, mức tiêu thụ thép của Trung Quốc ước tính tăng 40 triệu tấn, tương đương tăng khoảng 8% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2020 và 2% cho cả năm 2020.

Trên thực tế, các thống kê đều cho thấy sản lượng tiêu thụ thép đã phục hồi tích cực trong quý 2 vừa qua do nhu cầu từ mảng dân dụng. Cụ thể, so với mức giảm 14% so với cùng kỳ trong quý 1, mức giảm 1% so với cùng kỳ trong quý 2 có thể được coi là một dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu trong nước thậm chí còn tăng lên 1% so với cùng kỳ trong quý 2 so với mức giảm 13% trong quý 1. Điều này là do nhu cầu dồn nén từ quý 1 cũng như sức tiêu thụ ổn định trong kênh xây dựng dân dụng.

Áp lực cạnh tranh đối với thép xây dựng gia tăng, song Tập đoàn Hòa Phát (HPG) nổi lên là một hiện tượng thu hút giới đầu tư khi đang gia tăng thị phần trong mảng thép xây dựng, tăng 31% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ chủ yếu nhờ sự đóng góp của Khu liên hợp Dung Quất. Trong khi hầu hết các công ty sản xuất khác đều có sản lượng tiêu thụ giảm khoảng 10-20%, sản lượng tiêu thụ của HPG tăng 12% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020.

Lợi nhuận của các công ty tôn mạ cũng phục hồi nhờ biên lợi nhuận gộp được cải thiện. Theo đó, sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn Hoa Sen (HSG) và Công ty Thép Nam Kim (NKG) lần lượt giảm -2% và -11% trong quý 2 so với cùng kỳ do kênh xuất khẩu chững lại. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ khi biên lợi nhuận gộp cải thiện.

Về triển vọng năm 2021, các nhà phân tích ước tính, nhu cầu thép nội địa sẽ tăng khoảng 3%-5% nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến phục hồi 4% trong năm 2021, điều này sẽ hỗ trợ cho kênh xuất khẩu của các công ty sản xuất của Việt Nam.

Với ngành xi măng, các nhà phân tích cũng dự báo nhu cầu xi măng trong nước sẽ phục hồi, tăng 3% trong nửa cuối năm 2020 so với cùng kỳ nhờ đẩy mạnh đầu tư công.

Trên thực tế, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song các công ty xi măng hàng đầu vẫn đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong mảng kinh doanh cốt lõi. Chẳng hạn Công ty Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1) đạt mức tăng trưởng 6% về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi trong 6 tháng đầu năm. Trong năm 2020, ước tính lợi nhuận trước thuế của HT1 tăng 2% so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi có thể tăng 4% so với cùng kỳ. Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, việc cải thiện biên lợi nhuận gộp trong ngành này sẽ tiếp tục diễn ra, được hưởng lợi từ giá than đầu vào giảm, cũng như các biện pháp cắt giảm chi phí tích cực.

Điểm tích cực là dù mức tiêu thụ xi măng trong nước giảm 12% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nhu cầu đã phục hồi vào quý 2 khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Theo đó, mặc dù sản lượng xi măng trong nước vẫn giảm 7% trong quý 2 so với cùng kỳ, nhưng thấp hơn nhiều so với mức giảm 18% trong quý đầu năm.

Trong khi đó, sản lượng xuất khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng nhờ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng, kênh xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ hơn, với sản lượng tăng 24% so với cùng kỳ trong quý 2 sau khi giảm 10% so với cùng kỳ trong quý 1, một phần cũng nhờ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc. Do đó, tổng sản lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng 6% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 35% so với cùng kỳ và chiếm 52% tổng sản lượng xuất khẩu.

Về triển vọng năm 2021, các chuyên gia phân tích cho rằng, nhu cầu xi măng có thể phục hồi 3%-5% so với năm 2020 do sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, HT1 được đánh giá là khả quan với lợi nhuận ròng ước tính tăng 11% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ cải thiện, và chi phí lãi vay giảm.

Dương Công Chiến

Tin liên quan

Tin khác

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Thị trường tìm điểm cân bằng: cơ hội cho nhà đầu tư dài hạn

Sau tuần biến động mạnh bởi lo ngại thương chiến, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục hành trình tìm lại điểm cân bằng trong tuần giao dịch từ 14 - 18/4, khi nhiều yếu tố hỗ trợ đang hội tụ.
Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Chứng khoán toàn cầu hứng khởi vì ông Trump miễn thuế với smartphone

Thị trường châu Á - Thái Bình Dương mở cửa phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/3) với sắc xanh, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ cũng tăng điểm, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng áp thuế đối với một số mặt hàng điện tử tiêu dùng.
Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Cuộc "lội ngược dòng" ngoạn mục của thị trường chứng khoán

Tuần giao dịch vừa qua (8-12/4) có thể được xem là một trong những tuần “lịch sử” của thị trường chứng khoán Việt Nam, với những biến động mạnh mẽ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. VN-Index chứng kiến cú rơi mạnh tới hơn 223 điểm chỉ trong 4 phiên đầu tuần, khiến nhà đầu tư chìm sâu trong tâm lý hoảng loạn. Thế nhưng, chỉ trong hai phiên cuối tuần, thị trường bất ngờ đảo chiều mạnh mẽ, tăng hơn 126 điểm, khép lại tuần tại mốc 1.222,46 điểm - một cú lội ngược dòng mang đậm dấu ấn "tàu lượn siêu tốc".
Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Dòng tiền phân hóa, VN-Index tăng hơn 54 điểm

Bước vào phiên giao dịch sáng ngày 11/4, thị trường có chút chững lại sau phiên bật mạnh hôm qua. Sắc tím chỉ còn rải rác, nhóm cổ phiếu bluechip đóng vai trò là điểm tựa chính giúp VN-Index tiếp tục tăng điểm.
Tím lịm vì... không ai bán

Tím lịm vì... không ai bán

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 10/4 đã chứng kiến một phiên giao dịch mang tính “kỳ lạ” và đầy kịch tính bậc nhất trong lịch sử. Trong khi VN-Index tăng bứt phá tới hơn 74 điểm là mức tăng trong phiên mạnh nhất từ trước đến nay - thì thanh khoản lại chìm sâu ở mức thấp chưa từng có. Cổ phiếu “tím lịm” hàng loạt, nhưng dòng tiền lại... không chảy.
Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ghi nhận phiên tăng mạnh nhất lịch sử, VN-Index tăng 74 điểm

Ngày 10/4, VN-Index mở phiên tạo gap tăng 72 điểm sau thông tin Mỹ tạm giảm mức thuế đối ứng trong vòng 90 ngày.
ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 9,5% trong năm 2025

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua kế hoạch kinh doanh và các nội dung quan trọng trong năm 2025 - năm bản lề của ACB trong chiến lược phát triển 5 năm giai đoạn 2025 - 2030.
Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh sau quyết định hoãn thuế quan 90 ngày của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 đã công bố tạm dừng áp thuế quan đối ứng 90 ngày đối với nhiều quốc gia. Quyết định này đã hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh trong phiên hôm qua.
Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Phố Wall “hồi sinh” ngoạn mục sau quyết định hoãn thuế 90 ngày của ông Trump

Ngày 9/4 đánh dấu một trong những phiên giao dịch bùng nổ nhất trong lịch sử Phố Wall, khi nhà đầu tư trên toàn cầu đồng loạt đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ sau thông báo tạm dừng áp thuế của Tổng thống Donald Trump.
Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Cung vẫn lấn át cầu bắt đáy, VN-Index mất thêm 38,49 điểm

Ngày 9/4, thị trường chứng khoán mở phiên với VN-Index tiếp tục tạo gap giảm 59 điểm theo quán tính. Chỉ số chung sau đó tăng mạnh lấp ngay gap giảm khi có tin tức về lịch đàm phán thuế quan với Mỹ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data