Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi
![]() |
Ảnh chỉ mang tính minh họa |
Cổ phiếu toàn cầu lao dốc
Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 4,5%; trong khi cổ phiếu tại Hàn Quốc giảm 1,7%.
Chỉ số của MSCI về cổ phiếu Châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản cũng giảm 0,5%.
Cổ phiếu Trung Quốc cũng có khởi đầu khá ảm đạm vào thứ Sáu. Chỉ số CSI300 blue-chip giảm 0,5% trong khi chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,38%.
Hợp đồng tương lai chứng khoán của Mỹ cũng quay đầu giảm trở lại trong phiên qua đêm, với S&P 500 và Nasdaq đã giảm khoảng 1%.
Việc bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng tốc trong phiên giao dịch tại châu Á, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên 4,475%, tăng hơn 40 điểm cơ bản trong tuần, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2001, dữ liệu của LSEG cho thấy.
“Triển vọng ngắn hạn đối với tài sản rủi ro toàn cầu vẫn chưa chắc chắn do lo ngại về tăng trưởng và lạm phát, tâm lý bất ổn và diễn biến thay đổi nhanh chóng trên mặt trận thương mại và thuế quan”, Vasu Menon, giám đốc điều hành chiến lược đầu tư tại Ngân hàng OCBC ở Singapore cho biết.
Đồng USD giảm mạnh
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD cũng đang phải đối mặt với tình trạng bán tháo liên tục trong vài tuần qua, khi các nhà giao dịch đổ xô vào các đồng tiền trú ẩn an toàn như đồng yên Nhật, đồng franc Thụy Sĩ hay đồng euro.
Trong phiên giao dịch sáng thứ Sáu, có thời điểm đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ và mức thấp nhất trong 6 tháng so với đồng yên. Đồng euro cũng tăng vọt 1,7% lên 1,13855 USD, mức cao nhất trong hơn 3 năm qua.
Chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác - đã giảm xuống dưới 100 lần đầu tiên kể từ tháng 7/2023. Sự trượt giá của đồng USD đã giúp cho một số loại tiền tệ ở các thị trường mới nổi phục hồi.
Lo ngại suy thoái
Theo các nhà phân tích, hiện các nhà đầu tư đang lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có xu hướng leo thang sau khi ông Trump tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nâng mức thuế tổng cộng lên 145%; Trung Quốc cũng đã đáp trả khi tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ. Căng thẳng thương mại có nguy cơ đẩy kinh tế Mỹ và toàn cầu rơi vào suy thoái.
Mặc dù dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy giá tiêu dùng tại Mỹ bất ngờ giảm vào tháng 3, tuy nhiên theo các nhà kinh tế, sự cải thiện về lạm phát khó có thể duy trì được sau khi áp dụng thuế quan.
Trong khi đó, một đợt bán tháo dữ dội của Kho bạc Hoa Kỳ trong tuần này đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về sự mong manh trên thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới. Dữ liệu của LSEG cho thấy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm đã tăng lên 4,90%, hướng đến mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ ít nhất năm 1982.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư trên toàn cầu đã chỉ ra đợt bán tháo mạnh trong tuần này đối với Trái phiếu kho bạc và sự yếu kém của đồng USD là bằng chứng cho thấy niềm tin vào nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bị lung lay.
“Rõ ràng là có sự di cư khỏi các tài sản của Hoa Kỳ. Thị trường trái phiếu và tiền tệ giảm không bao giờ là một dấu hiệu tốt”, Kyle Rodda - Nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại Capital.com cho biết. “Điều này vượt ra ngoài việc định giá trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại và bất ổn thương mại”.
James Athey - Giám đốc thu nhập cố định tại Marlborough cho biết, triển vọng vẫn u ám và nhiều bất ổn hơn so với một tháng trước. “Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp và không thể trả lời”.
Lo ngại suy thái cũng đẩy giá vàng đã tăng 1,25% trong phiên giao dịch gần nhất lên mức 3.214 USD/oz. Trong khi giá dầu đã giảm trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Sáu sau khi giảm hơn 2 đô la một thùng vào thứ Năm. Cụ thể, giá dầu WTI tương lai giảm 0,48%, trong khi giá dầu Brent tương lai giảm 0,46%.
Tin liên quan
Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Bệ phóng cho tăng trưởng năm 2025

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Ưu tiên thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp
Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư
