Ý tưởng và lắng nghe?
![]() |
Ảnh minh họa |
Trước đó, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cũng đã chia sẻ: Khi dân gửi email đề xuất ý tưởng, hiến kế hay, sáng tạo, ông chuyển cho các sở, ngành, đơn vị nghiên cứu xem việc làm đó có khả thi, có hiệu quả hay không. Các sở, ngành thấy hay thì thảo luận, phối hợp triển khai. Nếu những ý tưởng hay, hiệu quả, thành phố sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra mua ý tưởng đó.
Từ các ý tưởng và góp ý của người dân, TP. Đà Nẵng đã áp dụng và triển khai một cách có hiệu quả nhiều dự án như số hóa 3D các mẫu vật, cổ vật của bảo tàng; hình thành con đường hoa sim tại bán đảo Sơn Trà; đề xuất về city tour bằng xe buýt hai tầng...
Một trong những “dự án” thành công từ ý tưởng hiến kế phải kể đến nắp cống hình con cá chặn rác ngăn mùi. Sau khi có nhiều phản ánh của người dân trên nhóm Facebook quản lý đô thị Đà Nẵng về tình trạng nắp hố ga hư hỏng, có trường hợp xe của người dân bị sụp xuống hố rất nguy hiểm.
Nhiều bạn trẻ, kỹ sư trẻ Đà Nẵng đã hiến kế và chế tạo loại nắp bằng chất liệu composite hình con cá không chỉ đẹp, chặn rác mà còn ngăn được mùi hôi. Hiện nắp cống này được sử dụng rất nhiều trên các tuyến đường của Đà Nẵng.
Có một câu hỏi thường được bạn bè gần xa đặt ra đối với người viết. “Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn và thương hiệu Đà Nẵng?”. Đà Nẵng đã xây dựng từng sản phẩm du lịch cho mình bắt đầu từ những ý tưởng và sự lắng nghe. Xuất phát từ ý tưởng của một cá nhân nhằm tạo ra hoạt động, sự kiện mang tầm quốc tế, UBND thành phố đã đề xuất Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế (DIFC).
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế đã khiến cho người dân và du khách thực sự mãn nhãn trước buổi đại tiệc ngoài trời đầy ánh sáng và âm thanh lung linh kỳ ảo. Có thể nói, chính những dòng ánh sáng này đã vẽ nên một tương lai mới cho du lịch Đà Nẵng.
Vốn nổi tiếng với con sông Hàn vắt qua thành phố, để tạo điểm nhấn cho du lịch, thành phố tổ chức thi ý tưởng thiết kế cho từng chiếc cầu. Và cuối cùng mỗi chiếc cầu sau khi khánh thành đi vào khai thác, ngoài chức năng hạ tầng giao thông còn là một sản phẩm du lịch thu hút du khách.
Tương tự, khi chiếc cầu Trần Thị Lý bắt qua con sông Hàn chuẩn bị khánh thành, người ta đã có kế hoạch tháo dỡ chiếc cầu cũ nằm cạnh. Thế nhưng trước sự góp ý của nhiều người, thành phố đã biết lắng nghe và giữ lại làm cầu đi bộ vừa là “một nhân chính lịch sử” phục vụ nhu cầu tham quan du khách.
Hay mới đây, trước sự góp ý của các công ty du lịch thành phố đã quyết định để cầu quay sông Hàn quay sớm hơn một tiếng phục vụ du khách, cũng như lắp đặt âm thanh hai bên bờ cầu Rồng để tạo hiệu ứng âm nhạc mỗi khi đầu cầu Rồng phun lửa hoặc nước.
Biết lắng nghe hẳn sẽ có người hiến kế. Từ chỗ biết “lắng nghe” để rồi trân trọng các ý tưởng đóng góp, không phải bộ, ngành hay địa phương nào cũng có thể làm được. Phải chăng đây cũng là “bí quyết” giúp Đà Nẵng tạo được sức hấp dẫn và thương hiệu cho riêng mình?
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
