agribank-vietnam-airlines

Việt Nam: Nhiều dư địa và động lực để thúc đẩy tăng trưởng

Đỗ Lê
Đỗ Lê  - 
Cập nhật về triển vọng vĩ mô, các chuyên gia HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 đạt khoảng 5,0% và 6,3% trong năm 2024, trong khi lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, tuy nhiên cảnh báo các rủi ro từ bên ngoài vẫn rất lớn.
aa
Ngân hàng số góp phần đưa kinh tế số Việt Nam tăng trưởng cao nhất ASEAN Ba yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định

Thấp hơn mục tiêu, song vẫn là mức tăng trưởng ấn tượng

Tại hội thảo về triển vọng thị trường năm 2023 do HSBC tổ chức tại Hà Nội ngày 10/10, ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, so với nhiều quốc gia khác, Việt Nam có khả năng chống chịu rất tốt trước những biến động kinh tế thế giới và điều này được thể hiện qua rất nhiều giai đoạn trước đây cũng như trong thời điểm hiện tại. “Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều yếu tố bất định về địa chính trị, sự sụt giảm nhu cầu của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam… kéo theo sự sụt giảm về sản lượng hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu. Dù gần đây đã có sự phục hồi nhất định, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc, tuy nhiên về cơ bản là xuất khẩu đang có xu hướng đi xuống”, CEO HSBC Việt Nam nhận định. Đây cũng là một phần lý do chính để HSBC cho rằng, mặc dù GDP quý IV dự báo sẽ tiếp tục cải thiện từ mức 5,3% trong quý III, nhưng mức tăng sẽ không quá mạnh mẽ và dự báo GDP cả năm 2023 đạt quanh mức 5,0%. “Dù đây là mức thấp hơn so với năm 2022 nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với các thị trường khác trong khu vực”, ông Tim Evans cho biết.

Thực tế, qua đối chiếu con số tăng trưởng 5,0% của Việt Nam với dự báo của tổ chức này cho các nền kinh tế khác trong khu vực Đông Nam Á (cụ thể là ASEAN-6 gồm: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,

Philippines, Singapore), thì đây là mức cao nhất trong năm nay. Về triển vọng năm 2024, TS. Frederic Neumann, Kinh tế trưởng khối Nghiên cứu kinh tế châu Á của HSBC, đưa ra dự báo Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,3%. “Con số này là thấp so với các mức tăng trưởng quanh 7% của Việt Nam trước đây nhưng là một con số ấn tượng nếu so với mức dự báo tăng trưởng 2,3% của kinh tế toàn cầu; 4,6% của Trung Quốc; 4,2% của Thái Lan; 4,5% của Malaysia; 5,2% của Philippines; 2,4% của Singapore… trong năm tới”, TS. Frederic Neumann cho biết, và nhận định sự phục hồi của xuất khẩu và chi tiêu nội địa (gồm tiêu dùng trong nước và chi tiêu mua sắm Chính phủ) sẽ là hai động lực chính giúp Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng trên trong năm tới. Bên cạnh đó, ngành du lịch (khách quốc tế đến) tại Việt Nam cũng đang phục hồi hàng đầu trong khu vực và hiện đã tương đương khoảng 80% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra đại dịch Covid -19 và kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi nhanh trong thời gian tới đây sau những cải thiện về visa gần đây cũng như khách Trung Quốc tăng mạnh hơn.

“Hãy đặt con số dự báo tăng trưởng GDP 6,3% trong bối cảnh dự báo chung về kinh tế thế giới và các nền kinh tế khu vực trong năm 2024, chúng ta sẽ thấy đó là con số “rất đáng ngưỡng mộ”. Và tôi tin đây chỉ mới là sự bắt đầu thôi”, TS. Frederic Neumann tái khẳng định mức tăng trưởng dự báo trên nếu đạt được rất tích cực, chứ hoàn toàn không thấp.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 trên 5% - mức cao so với các nước trong khu vực
Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 trên 5% - mức cao so với các nước trong khu vực

Còn nhiều dư địa

Dù tin tưởng triển vọng 2024 tươi sáng hơn rất nhiều nhưng TS. Frederic Neumann cũng lưu ý, rủi ro lớn nhất vẫn đến từ các yếu tố bên ngoài. “Nếu tăng trưởng kinh tế thế giới không đạt như kỳ vọng, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc hồi phục kém hơn các dự báo mà chúng tôi đưa ra vào thời điểm này, thì cầu bên ngoài vẫn yếu và họ sẽ giảm nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hồi phục xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, xuất khẩu vẫn là trụ cột tiềm ẩn rủi ro”, chuyên gia này cảnh báo.

Chia sẻ tại hội thảo ông Brook Taylor, CEO Asset Management VinaCapital cho rằng, bên cạnh xuất khẩu và chi tiêu nội địa, lĩnh vực tài chính, dịch vụ và bất động sản kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn vừa qua. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng cũng kỳ vọng tăng tốc trong thời gian tới, qua đó sẽ thu hút đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Còn theo Tổng giám đốc HSBC Việt Nam Tim Evans, có rất nhiều động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và theo hướng bền vững trong thời gian tới. Trong đó, một số yếu tố chính được ông Tim Evans nhắc tới gồm: Thu hút dòng vốn đầu tư FDI lớn; Sự tham gia ngày càng lớn vào các chuỗi cung ứng; Tăng trưởng nhanh của tầng lớp trung lưu (dự báo đến năm 2040 sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 10 trên thế giới); Sự phát triển mạnh của khối doanh nghiệp; Các cam kết và hành động ngày càng mạnh mẽ để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. “Tôi tin đây là những yếu tố sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam thời gian tới”, ông Tim Evans kỳ vọng, đồng thời bày tỏ đặc biệt ấn tượng về cam kết của Việt Nam để đạt được mục tiêu Net Zero. Cam kết này có rất nhiều ý nghĩa với nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp quốc tế và trong nước rất quan tâm đến chủ đề này.

Cùng quan điểm trên, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành KPMG Việt Nam và Campuchia cho biết, đang có nhiều tín hiệu tích cực đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt các cơ hội để có vị thế tuyệt vời trong chuỗi cung ứng toàn cầu. “Trong quá trình tư vấn của chúng tôi trước đây, các nhà đầu tư thường đặt nhiều câu hỏi về thuế và chi phí lao động. Nhưng hiện nay, các nhà đầu tư đang ngày càng quan tâm đến yếu tố địa chính trị và các yếu tố về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Việt Nam cũng đã tham gia nhiều FTA nên các nhà đầu tư nước ngoài luôn mong muốn đầu tư vào Việt Nam”, ông Warrick Cleine cho biết.

Liên quan đến ESG, bà Megan Lawson, Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Quốc gia ERM Việt Nam cho biết, trong 12 tháng qua đã có những sự thay đổi lớn về nhận thức và các chủ đề liên quan đến phát triển bền vững tại Việt Nam. ESG không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp đa quốc gia, mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam. Xu thế toàn cầu đang cho thấy, có nhiều doanh nghiệp dịch chuyển chuỗi cung ứng đến các nơi có nguồn năng lượng sạch, có chính sách về ESG rõ ràng…Với xu thế đó, một trong những thị trường sẽ rất phát triển là thị trường tín chỉ carbon, và thị trường này sẽ đóng vai trò quan trọng để đưa ra các giải pháp mang tính đột phá cho nền kinh tế. Đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp để nắm bắt được các cơ hội từ thúc đẩy ESG, bà Megan Lawson cho rằng, hiện nay đã có rất nhiều tài liệu, thông tin về ESG, và mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin. “Quan trọng nhất là hãy “tò mò”, luôn luôn mong muốn và có nhu cầu tìm hiểu về chủ đề này. Đồng thời, cần đảm bảo sử dụng thông tin thu được một cách hiệu quả, tìm ra các lối tắt và kỹ năng công nghệ cần thiết, từ đó mang lại lợi ích, năng lực cạnh tranh, khả năng thích ứng và chống chịu cho doanh nghiệp”, bà Megan Lawson nói.

Đỗ Lê

Tin liên quan

Tin khác

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Phấn đấu hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế vừa có công văn gửi chi cục trưởng các chi cục thuế khu vực; trưởng các ban, đơn vị thuộc Cục Thuế về việc đẩy nhanh việc giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng. trong đó, Cục Thuế nhấn mạnh, phấn đấu đến hết tháng 5/2025 không còn hồ sơ tồn quá hạn, ngoại trừ hồ sơ có rủi ro cao, có nghi vấn gian lận thuế đang xác minh, kiểm tra.
Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Sẽ có nghị định mới về quản lý ODA, vốn vay ưu đãi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi chiều 13/4, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ nghị định thay thế Nghị định 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 20/2023/NĐ-CP về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi trước ngày 30/4/2025.
Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Niềm tin vào đồng USD đang lung lay

Sau ít phút hứng khởi ban đầu, đồng USD lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Hai (14/4) do những tuyên bố liên quan đến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước đã làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào đồng tiền dự trữ số một thế giới.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

GS.TS Tô Trung Thành: Phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2025

Trao đổi với phóng viên, GS.TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường, đây cũng là cơ hội để Việt Nam phát huy động lực nội tại như kinh tế tư nhân, tiêu dùng trong nước… để hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 751/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường carbon từ tầm nhìn chiến lược

Thị trường carbon tại Việt Nam đang được xây dựng với lộ trình rõ ràng từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, hướng tới vận hành chính thức vào năm 2028, góp phần giảm phát thải và thu hút đầu tư quốc tế. Phóng viên Thời báo Ngân hàng phỏng vấn ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường ) để làm rõ những bước tiến trong hành lang pháp lý này.
Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu, USD lao dốc, tài sản an toàn tiếp tục lên ngôi

Cổ phiếu toàn cầu lao dốc và đồng USD tiếp tục giảm trong sáng thứ Sáu, thị trường trái phiếu cũng chịu áp lực bán khi căng thẳng thuế quan đã làm dấy lên nỗi lo về một cuộc suy thoái và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Sự lo lắng đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào các tài sản an toàn, khiến đồng franc Thụy Sĩ tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data