Văn hóa ứng xử
![]() | Chuyện thật như… đùa |
![]() | Giá đắt cho một cái tát |
Về mặt lời nói là thế, thể hiện ra bên ngoài cũng hiển hiện hình ảnh không ít “nam thanh, nữ tú” nhuộm tóc xanh đỏ; đến chùa, đền mà ăn mặc quần áo ngắn cũn cỡn, xuyên thủng lỗ chỗ. Văn hoá ứng xử còn thể hiện trong khi tham gia giao thông, đi trên đường thì mạnh ai nấy đi, đường ai nấy chạy.
Rồi nữa, tại những nơi công cộng như nhà ga, bến xe, trụ sở cơ quan, thậm chí trong bệnh viện vẫn vô tư hút thuốc lá, nói năng ầm ĩ ngay trước biển đề “Đi nhẹ nói khẽ”, “Cấm hút thuốc”… Đặc biệt hơn nữa là hành vi hái hoa, bẻ cành hay chen lấn xô đẩy bất chấp trẻ em, người già trong các lễ hội... Tất cả đang cho thấy một sự xuống cấp trầm trọng về văn hóa ứng xử nơi công cộng.
![]() |
Đang có sự xuống cấp trầm trọng về văn hóa ứng xử nơi công cộng |
Nhà nho Nguyễn Thanh Hương (Đống Đa, Hà Nội) đã thở dài: Niềm tự hào “Chẳng thơm cũng thể hoa lài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” của người Hà Nội cũng đã trở nên xa xưa rồi.
Giờ đây, những chuẩn mực về văn hoá, giao tiếp đã bị làn sóng hội nhập, toàn cầu hoá xóa đi ít nhiều. Trên xe buýt, trẻ không nhường già. Chuyện chen lấn, xô đẩy thành đương nhiên, thanh niên dành chỗ với cả trẻ em và phụ nữ có thai. Đến nỗi mà nhiều người cho rằng chuyện kính già, nhường trẻ hình như đã trở thành “huyền thoại” từ lúc nào.
Bác Nguyễn Văn Đường (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đồng tình rằng: Đúng là văn hoá ứng xử nơi công cộng đang bị cái xấu, cái chưa được lấn át. Những cái tốt đẹp, nét thanh lịch của người Hà Nội xưa đã bị mai một đi nhiều theo nhịp phát triển của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá.
Nếu không có giải pháp ngăn chặn, chấn chỉnh văn hoá ứng xử nơi công cộng ngay thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu trước kia chỉ cần chửi bậy một câu thôi thì người chửi sẽ bị cả cộng đồng nhìn như “sinh vật lạ”, thì nay chuyện như thế lại đang dần trở thành “bình thường”. Đây là sự bình thường khá “nguy hiểm” cho văn hoá.
Khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử nơi công cộng của Đề án Xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử trong cơ quan, đơn vị, cộng đồng dân cư, nơi công cộng TP. Hà Nội, do Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội khảo sát mới đây, đã chỉ ra nguyên nhân gây nên những hành vi ứng xử không phù hợp của người dân nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, hai nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuống cấp của văn hoá ứng xử nơi công cộng là: các yếu tố mang tính chủ quan liên quan đến nhận thức, thói quen, lối sống người dân; và các yếu tố mang tính khách quan như thiếu chế tài, quy định xử phạt, vấn đề thực thi xử phạt, thiếu quy tắc ứng xử nơi công cộng, hay công tác giáo dục định hướng hành vi ứng xử chưa được quan tâm đúng mức.
Từ các nghiên cứu trên, kết luận được đưa ra là đã đến lúc Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung cần chung sức xây dựng một chuẩn văn hoá giao tiếp nơi công cộng. Mà ở đó khi con người giao tiếp với con người, những ai “lệch chuẩn” sẽ bị xã hội đào thải.
Để làm được điều đó, xây dựng văn hóa ứng xử người Hà Nội là trách nhiệm nặng nề của các cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn thành phố, bởi văn hóa ứng xử của người Hà Nội luôn được xem là tiêu biểu nhất của cả nước. Văn hóa ứng xử luôn cần cán bộ, đảng viên, công chức gương mẫu thực hiện để người dân noi theo. Hành vi ứng xử của cán bộ, công chức cần đúng mực, không chỉ trong giờ hành chính, ở nơi công tác, mà còn phải được gìn giữ khi tham gia các sinh hoạt của cộng đồng.
Một tín hiệu vui là để xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội, thành phố đang xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong các cơ quan, đơn vị và nơi công cộng. Đồng thời yêu cầu cán bộ, công chức của thành phố phải thực hiện tốt những quy tắc này.
Trong một diễn biến liên quan, được biết mới đây Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội đã yêu cầu từ ngày 1/11 chấm dứt hợp đồng lao động với ông Đào Vịnh Thuấn, cán bộ hợp đồng thanh tra sở này, người đã hành hung nữ nhân viên Trung tâm khai thác sân bay Nội Bài như đã nêu ở trên. Đây là quyết định thể hiện sự nghiêm khắc của các cơ quan chức năng thành phố đối với cán bộ, công chức vi phạm văn hóa ứng xử ở nơi công cộng.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
