agribank-vietnam-airlines

Từ triển lãm linh vật thuần Việt

Tường Vi
Tường Vi  - 
Ở nước ta thời gian trước đây từng “nóng” chuyện các linh vật ngoại lai được trưng dụng tại các di tích lịch sử không đúng với truyền thống văn hóa người Việt. 
aa

Nhưng kể từ khi các cơ quan chức năng liên quan vào cuộc “chấn chỉnh” quyết liệt thì sự việc này đã có nhiều chuyển biến, hàng loạt linh vật ngoại lai đã phải rời các di tích để trả lại không gian văn hóa thuần Việt vốn có. Liên quan đến sự việc này, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1 Phạm Ngũ Lão, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra Triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt Nam” diễn ra từ nay đến hết tháng 2/2016.

Từ triển lãm linh vật thuần Việt
Tượng rồng trên ấn “Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bảo” bằng vàng thời Nguyễn được giới thiệu tại triển lãm “Linh vật Việt Nam”

Đã lâu lắm rồi công chúng mới lại được thưởng thức một triển lãm chuyên đề về các linh vật mang đậm phong cách và văn hóa Việt Nam như triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay. Còn nhớ vào dịp tháng 7/2014, một triển lãm tương tự về linh vật Việt được tổ chức, tuy chỉ giới hạn trong hình tượng sư tử và nghê đá nhưng đã giúp cho công chúng có cái nhìn đúng đắn hơn về “bản sắc, văn hóa” có từ ngàn đời nay.

Nghĩa là năm ngoái, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Bảo tàng Nam Định đã phối hợp tổ chức triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam”.

Tại triển lãm này, lần đầu tiên 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến triều Nguyễn cùng nhiều hình ảnh, các bản vẽ đạc họa, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật... hình tượng sư tử và nghê được giới thiệu đã góp phần làm sáng tỏ tính thuần Việt trong mỗi hình tượng sư tử, nghê do chính người Việt tạo tác.

Theo đó, hình tượng sư tử, nghê Việt Nam tại triển lãm năm ngoái xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc luôn toát lên sự hiền hòa, gần gũi với sức mạnh ý chí ẩn chứa bên trong, khác biệt hoàn toàn với yếu tố “trợn mắt, nhe nanh” đầy hung tợn thường thấy tại các sư tử, nghê ngoại lai.

Ở đó công chúng nhận ra, xuất phát từ những con vật gần gũi với nhà nông, người Việt trước đây đã sáng tạo ra những linh vật như nghê, sư tử nghê với mong muốn biến những con vật gần gũi trở thành những linh vật mang theo mong ước mưa thuận gió hòa. Và dù ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, hình tượng sư tử, nghê đều rất thân thiện, hiện diện chan hòa với đời sống của người dân Việt.

Triển lãm chuyên đề ấy góp phần giúp công chúng được khám phá và tìm hiểu về nét đẹp tạo hình cũng như ý nghĩa biểu tượng văn hóa của linh vật nghê, sư tử trong kho tàng di sản nghệ thuật cổ Việt Nam.

Sau một thời gian sự việc linh vật ngoại lai dần được loại bỏ khỏi chùa, đình, đền ở nước ta thì những triển lãm như trên cũng tạm lắng xuống. Nhưng tới hôm nay, triển lãm chuyên đề “Linh vật Việt Nam” tiếp tục được mở ra như để tiếp thêm những giá trị mà triển lãm trước đó đã làm được.

Triển lãm mới nhất được xem như là một bức tranh tương đối đầy đủ, tổng quát về những con vật huyền thoại gắn liền với đời sống người Việt, trải suốt từ thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc cho đến triều Nguyễn.

“Linh vật Việt Nam” giới thiệu khoảng 100 hiện vật tiêu biểu về các loại linh vật có niên đại từ thời kỳ dựng nước đến thời nhà Nguyễn, được chia theo các nhóm: vật tổ trong văn hóa Đông Sơn, hình tượng rồng, hình tượng kỳ lân, hình tượng hạc, hình tượng uyên ương, sư tử - nghê, 12 con giáp...

Tại triển lãm này, công chúng có lẽ lần đầu tiên được chiêm ngưỡng gương đúc nổi hình rồng (chất liệu đồng, thế kỷ I – III), lá đề hình phượng (chất liệu đất nung, thời Lý), bộ tượng khỉ “Tam không” (chất liệu đá, thời Lý), cặp sư tử chầu (chất liệu gỗ, thời Nguyễn)…

Đặc biệt, cũng có những linh vật mà ít người trong chúng ta biết tới về sự tồn tại trong một thời gian ngắn, như hiện vật ngựa có cánh (hay còn gọi là Pegasus) có xuất xứ từ thần thoại Hy Lạp, du nhập vào Việt Nam trong thế kỷ XV.

Bên cạnh đó, triển lãm “Linh vật Việt Nam” còn giới thiệu đến du khách linh vật kém phổ biến hơn với số đông như Bồ Lao. Theo đó, Bồ Lao theo truyền thuyết là động vật biển, thích âm thanh lớn nhưng rất sợ cá kình. Người xưa khi đúc chuông thường tạo quai hình bồ lao, dùi làm hình cá kình với hy vọng chuông vang xa.

Ở Việt Nam, Bồ Lao thường được thể hiện dưới dạng hình rồng hai đầu. Không những thế, triển lãm này còn dùng công nghệ trình chiếu tương tác 3D một số hiện vật đặc sắc không có điều kiện trưng bày nhằm cung cấp cho khán giả cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về linh vật Việt.

Có thể dễ dàng nhận thấy, chúng ta đã và đang làm nhiều cách để giúp người dân hiểu hơn về tầng sâu văn hóa của các linh vật Việt bằng việc mở ra các triển lãm chuyên đề như đã nói trên. Những triển lãm như vậy sẽ cho công chúng hiểu hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc. Quan trọng hơn, người dân sẽ có thêm kiến thức để tự nhận ra đâu là linh vật Việt, đâu là linh vật ngoại lai để sử dụng trong các không gian văn hóa linh thiêng, khu vực công sở…

Tường Vi

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data