Thu hồi sách thể hiện sai chủ quyền biển đảo Việt Nam: Đòn đau để nhớ mãi
Mới đây, Cục Xuất bản - In và Phát hành (Bộ Thông tin & Truyền thông) đã có công văn 2972/CXBIPH-QLXB gửi Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước đề nghị kiểm tra, rà soát và thu hồi triệt để cuốn tiểu thuyết “Đạo mộ bút ký” – tác giả Nam Phái Tam Thúc (Trung Quốc) do Nhà xuất bản (NXB) Thời đại và Công ty Bách Việt liên kết xuất bản vì “lưu hành bất hợp pháp”. Đặc biệt, “Đạo mộ bút ký” thời gian qua đã gây bức xúc trong dư luận vì có “gài” chi tiết thể hiện sai chủ quyền biển đảo Việt Nam.
![]() |
Đạo mộ bút ký – cuốn sách bị thu hồi triệt để vì lưu hành bất hợp pháp và thể hiện sai lệch về chủ quyền biển đảo Việt Nam |
Bộ sách “Đạo mộ bút ký” gồm 8 tập, hiện ở Việt Nam đã phát hành hai tập. Trong đó tập 1 ra lần đầu vào năm 2013 và tái bản vào năm 2014, tập 2 vừa ra tháng 3/2015. Trước khi bị tuýt còi, dư luận trong nước phản ánh “Đạo mộ bút ký” có những chi tiết và nội dung thể hiện lệch lạc chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Theo phản ánh, trong Phần 2, Quyển 1, chương 8 của “Đạo mộ bút ký” có đoạn kể về cuộc truy tìm mộ cổ của nhóm đào mộ, nhắc đến rất nhiều tên đảo: “Kế hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư; tiếp đến ba khu vực ở gần cụm đảo Thất Liên… Còn về phương pháp tìm kiếm, nước biển ở (cụm đảo) Tề Ân cực kỳ trong…”.
Với những chi tiết này, độc giả nhận thấy “đảo Tiên Nữ” và “cụm đảo Thất Liên” trùng với tên các địa danh có thật. “Tiên Nữ” là tên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, còn “Thất Liên” là tên Trung Quốc đặt cho 7 đảo thuộc nhóm An Vĩnh ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Sau khi nhận được phản ánh và những bức xúc trong dư luận, Cục Xuất bản đã yêu cầu NXB Thời đại phải báo cáo, giải trình về những bức xúc mà dư luận đặt ra với cuốn “Đạo mộ bút ký”. Ngay sau đó, NXB Thời đại đã có công văn số 150/NXBTĐ báo cáo Cục Xuất bản, trong công văn này, NXB Thời đại khẳng định cuốn sách “Đạo mộ bút ký” có tên các đảo trong sách trùng với tên đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam là sách bất hợp pháp do Công ty cổ phần Bách Việt tự ý phát hành. NXB Thời đại đã yêu cầu Công ty sách Bách Việt thu hồi toàn bộ số sách vi phạm.
Trước các báo cáo, giải trình của NXB Thời đại, Cục Xuất bản có đủ cơ sở pháp lý để loại bỏ ấn phẩm độc hại này ra khỏi môi trường văn hóa đọc Việt Nam. Cục trưởng Cục Xuất bản Chu Văn Hòa ký công văn số 2972/CXBIPH-QLXB gửi Sở Thông tin - Truyền thông các tỉnh, thành phố trên cả nước phối hợp, kiểm tra, rà soát và thu hồi triệt để cuốn tiểu thuyết “Đạo mộ bút ký”.
Cục Xuất bản chỉ rõ những dấu hiệu nhận biết sách vi phạm là tại chương 8 - “Đổi trời rồi”, trang 267 có chi tiết: “Kế hoạch của bọn họ là bắt đầu tìm kiếm từ khu vực đảo Tiên Nữ ở gần nhất, rồi đến đảo Hà Giải bổ sung vật tư, tiếp đến ba khu vực ở gần cụm đảo Thất Liên, giữa đường chỉ được phép dừng lại không quá nửa giờ. Còn về phương pháp tìm kiếm, nước biển ở Tề Ân cực kỳ trong…”.
Dấu hiệu nhận biết cuốn sách vi phạm là cuốn sách có số xác nhận đăng ký xuất bản 1419-2014/CXB/07-61/TĐ; số quyết định xuất bản 914/QĐ-NXBTĐ ngày 19/8/2014.
Theo một chuyên gia, việc xuất bản “Đạo mộ bút ký” là làm xói mòn niềm tin thiêng liêng về chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền biển đảo Việt Nam, mà cha ông ta đã quản lý, sở hữu hợp pháp từ hàng bao thế kỷ nay. Với hành động quyết liệt và mạnh mẽ của Cục Xuất bản, người dân ở nước ta tin tưởng sẽ “nhổ tận gốc” Đạo mộ bút ký cũng như những cuốn sách khác có nội dung, chi tiết sai lệch về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Việc thu hồi “Đạo mộ bút ký” là đúng đắn và cần thiết bởi đây là tác phẩm văn học được nhiều người dân ở Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới biết đến, thậm chí tới đây truyền hình Trung Quốc còn công chiếu bộ phim có nội dung được chuyển thể từ tác phẩm văn học “Đạo mộ bút ký”. Chỉ cần một chi tiết nhỏ, được “gài” trong tác phẩm nhưng vì tác phẩm này có số lượng độc giả lớn sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin của độc giả.
Nguy hiểm hơn, khi “Đạo mộ bút ký” được xuất bản tại Việt Nam, vô tình làm cho độc giả với trình độ cảm thụ văn chương còn hạn chế tiếp nhận thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo. Thế nên sự tồn tại của “Đạo mộ bút ký” trong bối cảnh “nhập khẩu văn học” tại Việt Nam là không cần thiết, không xứng đáng vì tác phẩm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt, hình thành cách suy nghĩ lệch lạch về vấn đề chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc trong người đọc.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
