45 năm hải chiến Hoàng Sa
Nhằm góp phần hữu hiệu vào việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, NXB Đà Nẵng vừa tổ chức biên soạn, xuất bản và ra mắt tập sách “45 năm Hải chiến Hoàng Sa” với sự góp mặt của hơn 20 tác giả là các nhà nghiên cứu, nhà báo tâm huyết trong và ngoài nước. Tập sách, bao gồm các nội dung về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thời kỳ 1954-1975 và Hải chiến Hoàng Sa 1974.
![]() |
Bìa cuốn sách 45 năm Hải chiến Hoàng Sa |
Ở bài viết “Sự quản lý liên tục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với quần đảo Hoàng Sa”, PGS. TS. Ngô Văn Minh đã hệ thống lại các quá trình hoạt động, quản lý của chính quyền lúc này đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó gồm các bước: Thiết lập đơn vị hành chính; Lưu quân trấn giữ; Các hoạt động quan trắc khí tượng, khai tác nguồn lợi kinh tế; Phản ứng trước hành động tranh chấp chủ quyền và chiếm đảo của Trung Quốc. Cũng theo tác giả, trong suốt thời gian tồn tại của mình, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam và có sự quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa. Và ngay sau đó, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tăng cường công tác quản lý hành chính và không ngừng thực hiện các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như Trường Sa.
Đặc biệt, ở bài viết “Về các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa tháng 1/1974”, hai tác giả ThS. Phạm Ngọc Bảo Liêm và Tống Nhân Thành đã trình bày khá chi tiết về diễn biến trận hải chiến “Để bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình ở quần đảo Hoàng Sa khi bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm, Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một cuộc chiến đấu anh dũng nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia”. Đồng thời, hai tác giả nhận định: “Trải qua những thăng trầm lịch sử, Việt Nam ngày nay cần thiết tiếp tục có những nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn nữa về giá trị pháp lý trong các tuyên bố của chính quyền Việt Nam Cộng hòa sau sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa nhằm kế thừa những di sản pháp lý có ý nghĩa và giá trị hết sức quan trọng trong công cuộc đấu tranh còn nhiều cam go và lâu dài, tiếp tục khẳng định và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của quốc gia dân tộc đối với quần đảo Hoàng Sa”.
Cuộc chiến của chúng ta để đòi lại Hoàng Sa chính là cuộc chiến về ý chí và trí tuệ, mỗi người Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng và không bao giờ chấp nhận từ bỏ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc. Bên cạnh đó, phần này còn có một số bài viết giới thiệu về hoạt động của Nhà trưng bày Hoàng Sa hướng về biển đông được khánh thành từ 28/3/2018 tại đường Hoàng Sa, TP Đà Nẵng, là thiết chế văn hóa, lịch sử có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, như một dấu mốc chủ quyền để khẳng định, minh chứng một cách sinh động, trực quan về quá trình khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa một cách thực sự, liên tục và hòa bình, phù hợp thực tiễn và luật pháp quốc tế.
Để duy trì ngọn lửa ý chí, nhất là cho giới trẻ, việc đưa Hoàng Sa, lịch sử về Hoàng Sa và sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào sách giáo khoa, thường xuyên nhắc đến Hoàng Sa trong các ấn phẩm, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cụ thể là cần thiết nhưng chưa đủ. Còn cần phải khơi dậy cho giới trẻ tình yêu biển, đảo với sự tồn tại và phát triển của đất nước. (Nuôi ý chí giành lại Hoàng Sa/ ThS. Phạm Thanh Vân).
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
