agribank-vietnam-airlines

Thăm vườn An Hiên xứ Huế

Nguyễn Hoan
Nguyễn Hoan  - 
Huế không chỉ nổi tiếng với sông Hương, núi Ngự, lăng tẩm các vua chúa mà còn nổi tiếng bởi những nhà vườn xanh mướt. Tôi nhiều lần được đến Huế và chẳng bao giờ bỏ qua cơ hội đến vãn cảnh ở các nhà vườn, trong đó có nhà vườn An Hiên (TP. Huế) để cảm nhận nét Bình Định trong một ngôi nhà vườn Huế.
aa

An Hiên là một trong ba ngôi nhà vườn tiêu biểu nhất của xứ Huế nằm ở bên dòng sông Hương thuộc xã Kim Long, thành phố Huế. Một cổng ngõ xây bằng gạch, vôi vữa, quét màu xám tro, theo lối xưa ở Huế, với hình vòm, quay mặt ra sông Hương. Chiếc cổng nửa như muốn khép lại những ồn ã bên ngoài, nửa như gợi mở về một nếp vườn Huế bên trong. Chiếc cổng cao gần 5m, có mái che, nóc mái trang trí hổ phù, vừa tạo vẻ bề thế, nghiêm cẩn cho cảnh trí, vừa mang một dụng ý thật nhân văn. Một nếp nhà ẩn hiện trong vườn hoa trái. Hai bên lối ngõ đi từ cổng vào là những cây mận trắng xứ bắc đan nhau trên tầng lá, như một cung đường lãng mạn nào đó của tuổi đôi mươi yêu dấu. Rẽ ngang và vượt qua chiếc bình phong cổ kính trang trí chữ thọ, hai bên trổ song hỷ, là chiếc hồ nước điểm suyết những bông súng, soi bóng trời xanh lung linh.

Thăm vườn An Hiên xứ Huế
Thiếu nữ trong nhà vườn An Hiên ở Huế

Ngôi nhà ba gian, hai chái. Một mái nhà rường xứ Huế cổ kính rất đặc trưng, với những vì kèo chạm trổ công phu, những bờ nóc với đồ án rồng mây, mái ngói cổ. Ngôi nhà có diện tích 135m2, với 48 cột gỗ mít chắc khỏe, tựa trên những tảng đá hình vuông, vách nhà làm từ gỗ lim, những đòn tay kền kền bề thế. Đi lang thang trong vườn, thăm thú các loại cây cũng là cái thú. Nhiều cây gắn với những cái tích cụ thể. Cây hồng xiêm Tiên Điền được trồng cách đây khoảng 80 năm, do ông Nghè Mai, chắt nội của đại thi hào Nguyễn Du mang từ quê hương đại thi hào vào tặng chủ nhân, đang chuẩn bị đơm trái. Cây trái miền Nam với măng cụt, sầu riêng Lái Thiêu cũng được đưa về trồng tụ họp. Các loại cây trồng xứ bắc thì nhiều, nào nhãn, mơ chùa Hương, vải Thanh Hà, cam Xã Đoài. Có cả những giống cây mà ta chỉ gặp trong sách vở như hải đường, ngô đồng, trà mi Nhật.

Chị Nguyễn Thanh, năm nay 56 tuổi, một người giúp việc đã gắn bó với ngôi nhà này từ ngày bà Nguyễn Đình Chi còn sống, cho biết: “Ngôi nhà vườn này nguyên là phủ An Hiên của ông Phạm Đăng Thập xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, sau nhường lại cho ông Tùng Lễ, rồi đến năm 1936 bán lại cho ông bà Nguyễn Đình Chi. Năm 1940, ông Nguyễn Đình Chi mất, bà Nguyễn Đình Chi về sống tại An Hiên và kiến tạo nơi này thành một nhà vườn xinh đẹp như hiện nay”. Bà Nguyễn Đình Chi sinh năm 1909, quê ở làng Hưng Thạnh, phủ Tuy Phước (nay thuộc TP. Quy Nhơn). Năm 1923, bà ra Huế học Trường Đồng Khánh. 18 tuổi, bà cầm đầu cuộc bãi khóa chống thực dân Pháp của nữ sinh Đồng Khánh. Năm 1933, bà là phụ nữ Trung kỳ đầu tiên đậu tú tài Tây. Sau Cách mạng Tháng Tám, bà là Phó chủ tịch Hội Liên Việt Thừa Thiên, năm 1952 làm hiệu trưởng Trường Đồng Khánh. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, bà thoát ly ra vùng giải phóng, làm phó chủ tịch UBND cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế, rồi ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; năm 1974, là ủy viên Hội đồng Hòa bình Thế giới. Sau năm 1975, bà là ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, rồi đại biểu Quốc hội khóa VI, VII. Ngôi nhà vườn An Hiên, gắn với cuộc đời của vị nữ chủ nhân ấy. Chị Thanh kể ngày bà Chi còn sống, bà vẫn ở nơi ngôi nhà xây bên cạnh ngôi nhà chính.

Hiện ngôi nhà do con dâu bà Chi về cai quản, chị Thanh vẫn là người giúp việc chăm sóc hàng ngày. Chị gắn bó với nhà vườn An Hiên như một mối duyên. Chị sống trong khu vườn từ năm 16 tuổi. Sau khi bà Chi mất, chị phải vào thành phố Hồ Chí Minh mưu sinh, nhưng một thời gian chị lại về. Nay, ngoài việc chăm chút cho ngôi nhà và khu vườn, chị còn trở thành hướng dẫn viên cho du khách thăm vườn, giúp khách hiểu cặn kẽ, từng chi tiết ngôi nhà, từng gốc cây, ngọn cỏ trong vườn.

Nguyễn Hoan

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data