agribank-vietnam-airlines

Thăm khu Nhà lớn Long Sơn

Bài và ảnh Trần Trung Sáng
Bài và ảnh Trần Trung Sáng  - 
Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền ông Trần, tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha, nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Nhà lớn cũng đã được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia, đồng thời còn được xếp là một trong 100 điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, du khách tìm đến ngày một đông.
aa

Độc đáo kiến trúc

Lần đầu dừng chân trước khu di tích Nhà lớn Long Sơn tại Vũng Tàu, điều hấp dẫn chúng tôi không chỉ ở chỗ đây là công trình kiến trúc độc đáo của những khu nhà liền kề nhau, mang sắc màu và phong cách nhẹ nhàng, bình dị gần gũi với đình miếu ở các làng quê Việt Nam, mà còn là những câu chuyện phía sau cánh cửa rộng mở, mang đậm triết lý nhân văn, tinh thần nghĩa khí, hào hiệp của con người phương Nam khai sinh miền đất mới, không dễ nơi đâu có được.

Hôm ấy là Chủ nhật, nên lượng người vào ra Nhà lớn khá đều đặn. Đặc biệt, có cả nhóm học sinh mặc đồng phục đến tham quan hoặc sinh hoạt tại các khoảng sân một cách có tổ chức và khá trật tự. Nhà thơ Lê Nhật Ánh, người đưa chúng tôi đến như muốn dành sự bất ngờ khi nói: “Trước hết các bạn hãy vào ngồi phòng lễ tân, uống trà dùng mứt, thì sẽ hiểu dần những gì các bạn cần tìm hiểu tại Nhà lớn…”.

tham khu nha lon long son
Tác giả tại khu di tích Nhà lớn Long Sơn

Tiếp đón chúng tôi một cách ân cần là những người phụ nữ đứng tuổi, mặc đồng phục bà ba màu đen. Tất cả khách tham quan đều được hướng dẫn rửa tay sát trùng và đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid. Điều khá bất ngờ tất cả những người trông coi ở đây đều tình nguyện góp sức để gìn giữ khu di tích này chứ không hề được trả công. Khách không phải mua vé, được mời vào khu nhà khách, ngồi uống nước trà nóng và nghe kể chuyện về Nhà lớn...

Chúng tôi được hướng dẫn vào tham quan khu di tích theo từng nhóm nhỏ. Thật thú vị, Nhà lớn Long Sơn gồm nhiều nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, nhưng không theo một quy hoạch tổng thể nào cả. Các nhà lầu nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc khác lạ, phá vỡ niêm luật xây dựng đương thời. Tất cả đều thể hiện nét tín ngưỡng riêng và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp. Ngoài các gian thờ Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo… cùng những người trong gia tộc họ Lê, còn một số nhà phụ như: lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc... Hầu như những vật lưu niệm tại Nhà lớn phần lớn được sưu tầm từ khá nhiều vật dụng của cả ba miền Nam-Trung-Bắc như bàn ghế, tủ thờ, những bức hoành phi, liễn thờ... Trong đó, có giá trị nhất là bộ bàn ghế bát tiên cẩn hoa cương và xà cừ được cho là của vua Thành Thái từng dùng ở Bạch Dinh tại thành phố Vũng Tàu và bộ tủ thờ cổ cẩn xà cừ gồm 33 chiếc, có nguồn gốc từ vùng Hà Đông. Hoặc ngay phía sau khu chính điện nơi ông Trần thường ngồi giảng đạo lý vẫn còn lưu giữ bộ ảnh chữ Nôm truyện Lục Vân Tiên, trước vẽ trên lụa, sau được phục chế trên kính.

Đậm chất Nam Bộ

Nhà lớn Long Sơn còn gọi là đền ông Trần, tọa lạc trên diện tích khoảng 2 ha, nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Nhà lớn cũng đã được Bộ Văn hoá-Thông tin công nhận là di tích lịch sử-văn hoá cấp quốc gia, đồng thời còn được xếp là một trong 100 điểm đến hấp dẫn của Việt Nam, du khách tìm đến ngày một đông. Người tạo dựng ra khu Nhà lớn là ông Lê Văn Mưu tên thường gọi là ông Trần, một nghĩa sĩ từng tham gia chống Pháp. Năm 1900, khi khởi nghĩa bị thất bại và bị lính Pháp truy lùng ráo riết, ông đã cùng người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo Long Sơn chưa người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo.

Sau khi ông Trần mất, ngoài đạo giáo của Khổng Tử, Nhà lớn Long Sơn còn hình thành tín ngưỡng đạo ông Trần với mục đích chính là hướng con người về nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu, cứ thế mà truyền đời, nên được tôn sùng. Trong đó, dạy con cháu giữ gìn những phong tục, tập quán của ông như: mặc quần áo bà ba, người đàn ông đi chân trần, để đầu trần, ở trần, sống và làm việc như một nông dân bình thường, “đầu đội trời, chân đạp đất” như những bậc anh hùng xa xưa. Tất cả hoạt động từ sinh hoạt đến tính cách đều học theo ông và mang đậm chất con người vùng đất Nam Bộ.

Hàng năm vào ngày giỗ ông Trần và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa, chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam bộ về tham dự. Đặc biệt, khách còn có thể nghỉ qua đêm tại dãy nhà phố cổ bằng gỗ và được thiết đãi cơm chay miễn phí. Mỗi mùa tết đến, Nhà lớn lại chuẩn bị những phần quà là sách vở, tặng cho những em học sinh nghèo mà hiếu học, hay những phần gạo cho những hộ nghèo trong xã...

Bài và ảnh Trần Trung Sáng

Tin liên quan

Bình luận

avatar-comment

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data