agribank-vietnam-airlines

PMI tháng 8/2019 xuống mức thấp nhất 6 tháng

M.Hồng
M.Hồng  - 
Thương chiến Mỹ - Trung và nhu cầu khách hàng giảm khiến tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 8 đã chậm lại. Mức độ lạc quan trong kinh doanh giảm, với Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 8/2019 chỉ đạt 51,4 điểm, mức thấp nhất trong vòng 6 tháng gần đây.
aa
PMI tháng 7/2019 tăng nhẹ lên 52,6 điểm
Tháng 6/2019, PMI trở lại mức cao từ đầu năm, đạt 52,5 điểm
PMI tháng 5/2019: Giảm trở lại mức 52 điểm
PMI tháng 4/2019 đạt 52,5 điểm, cao nhất từ đầu năm
PMI tháng 8/2019 xuống mức thấp nhất 6 tháng

Điều kiện kinh doanh nhìn chung yếu hơn

Lĩnh vực sản xuất vẫn nằm trong vùng tăng trưởng (trên 50 điểm) tháng thứ 45 liên tiếp. Trong khi đó, chi phí đầu vào chỉ tăng nhẹ và với tốc độ chậm nhất trong bảy tháng, từ đó giúp giá bán hàng tiếp tục giảm. Tuy nhiên, PMI tháng 8/2019 của Việt Nam đã giảm mạnh từ mức 52,6 điểm của tháng 7 xuống 51,4 điểm trong tháng 8, cho thấy mức cải thiện điều kiện kinh doanh nhìn chung yếu hơn.

Trên thực tế, sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã tăng yếu nhất kể từ tháng 2.

Tình trạng yếu kém trong tháng 8 tập trung ở các nhà sản xuất hàng hóa đầu tư cơ bản, nơi có các điều kiện hoạt động giảm sút. Điều này trái ngược với tình trạng tiếp tục cải thiện trong lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian. Trình trạng này đã lặp lại với sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm.

Tốc độ tăng sản lượng ngành sản xuất trong tháng 8 là yếu nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài 21 tháng vừa qua. Trong khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng đã hỗ trợ cho sản lượng ở một số công ty, những công ty khác lại báo cáo nhu cầu khách hàng yếu đi và sự suy giảm do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây ra.

Những nhân tố này cũng được cho là đã làm cho số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm lại. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh, nhưng đây là một mức tăng yếu nhất kể từ tháng 1. Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhẹ tháng thứ hai liên tiếp.

Các nhà sản xuất đã hỗ trợ cho sản lượng tiếp tục tăng bằng cách gia tăng hoạt động mua hàng và số lượng nhân viên. Việc làm đa tăng lần thứ tư trong vòng năm tháng qua.

Cùng với việc hỗ trợ yêu cầu tăng sản lượng hiện tại, một số người trả lời khảo sát cho biết hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng dẫn đến tăng hàng tồn kho. Kết quả là tồn kho hàng mua cũng tăng.

Công suất hoạt động cải thiện và số lượng đơn đặt hàng mới tăng chậm hơn đã giúp các công ty giải quyết được lượng công việc chưa thực hiện trong tháng 8. Lượng công việc tồn đọng đã giảm lần đầu tiên trong ba tháng.

Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại tháng thứ tư liên tiếp, với giá cả đầu vào chỉ tăng nhẹ vào giữa quý 3. Do đó, các công ty đã có thể giảm giá bán hàng mà không ảnh hưởng nhiều đến biên lợi nhuận. Giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ chín liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp đã bị kéo dài lần đầu tiên trong bốn tháng khi các thành viên nhóm khảo sát thường cho nguyên nhân giao hàng chậm là do tình trạng khan khiếm nguyên vật liệu tại các nhà cung cấp.

Cuối cùng, mức độ lạc quan đã giảm thành mức thấp của sáu tháng và là thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Tuy nhiên, các công ty vẫn tự tin rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới, và sự lạc quan phản ánh kỳ vọng nhu cầu khách hàng tăng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Tăng trưởng chậm lại trong tháng 8, và những báo cáo của thành viên nhóm khảo sát về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cho thấy lĩnh vực sản xuất Việt Nam không miễn nhiễm được ảnh hưởng của những vấn đề thương mại toàn cầu. Trong khi Việt Nam là một trong các quốc gia được coi là có thể hưởng lợi từ sự chuyển dịch thương mại và các công ty bắt đầu các hoạt động kinh doanh mới ở đó, sự giảm sút của dòng chảy thương mại do những căng thẳng mới đây vẫn có thể gây khó khăn. Tuy nhiên, sức bền của lĩnh vực sản xuất của Việt Nam không thể bị đánh giá thấp. Chúng tôi đã thấy tăng trưởng chậm lại như được ghi nhận trong tháng 8 từ trước thời kỳ tăng trưởng gần đây, và tốc độ tăng trưởng đã luôn bật tăng trở lại trong những tháng sau đó. Do đó tình trạng này có thể lại diễn ra khi năm 2019 đã gần kết thúc”.

PMI ASEAN tiếp tục suy giảm mạnh

Tại ASEAN, các điều kiện hoạt động tại các công ty sản xuất trong tháng 8 đã suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 11/2015, khi số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng đã ảnh hưởng lên kết quả chỉ số.

Chỉ số toàn phần đã tiếp tục nằm dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi giảm từ 49,5 điểm của tháng 7 xuống 48,9 điểm trong tháng 8 báo hiệu sức khỏe của lĩnh vực sản xuất ASEAN tiếp tục suy giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ cuối năm 2015.

PMI tháng 8/2019 xuống mức thấp nhất 6 tháng

Góp phần vào tình trạng giảm này là số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm nhẹ và sản lượng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Nhu cầu ở nước ngoài đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2015 cũng đã làm giảm tổng số lượng đơn đặt hàng mới.

Tuy nhiên, chỉ ba trong số bảy quốc gia khảo sát báo cáo suy giảm các điều kiện hoạt động. Singapore báo cáo suy giảm mạnh sức khỏe lĩnh vực sản xuất với kết quả chỉ số toàn phần của tháng 8 (42,9 điểm) là thấp nhất trong lịch sử chỉ số. Malaysia cũng báo cáo suy giảm mạnh các điều kiện sản xuất với chỉ số toàn phần (47,4 điểm) đạt mức thấp nhất kể từ tháng 3. Indonesia có các điều kiện kinh doanh giảm liên tục, với kết quả chỉ số toàn phần (49,0 điểm) là mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 7/2017.

Để so sánh, kết quả chỉ số toàn phần của Thái lan (50,0 điểm) cho thấy các điều kiện hoạt động không thay đổi và điều này thể hiện tình trạng đình trệ trong lĩnh vực sản xuất. Trong khi đó, chỉ số toàn phần của Việt Nam cho thấy mức tăng trưởng chậm nhất trong sáu tháng. Philippines báo cáo một trong những mức cải thiện nhanh nhất của các điều kiện hoạt động trong năm 2019 tính đến thời điểm này. Với kết quả 51,9 điểm, chỉ số toàn phần báo hiệu một mức tăng trưởng khiêm tốn. Cuối cùng, chỉ số toàn phần của Myanmar (52,0 điểm) đánh dấu lần cải thiện thứ mười liên tiếp về các điều kiện kinh doanh, mặc dù đây là mức cải thiện chậm nhất trong bảy tháng.

Nhìn chung, lĩnh vực sản xuất ASEAN đã có tháng 8 chật vật khi các điều kiện hoạt động giảm gần tới mức thấp của bốn năm. Nhu cầu ở nước ngoài giảm lần thứ hai trong ba tháng, trong khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2. Số lượng đơn đặt hàng giảm nhẹ, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài năm tháng và dẫn đến sự suy giảm liên tục của sản lượng kể từ tháng 7/2017.

Tuy nhiên, mức độ giảm sản lượng nhìn chung chỉ là nhỏ. Nhu cầu giảm đã khiến hoạt động mua hàng giảm nhanh hơn, và là mức giảm nhanh hơn một chút so với tháng 7 để trở thành mức giảm nhanh nhất kể từ tháng 11/2015…

M.Hồng

Tin liên quan

Tin khác

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Thu thuế qua sàn Thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức

Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ, việc thu thuế từ hoạt động kinh doanh trực tuyến đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng cắt giảm tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Bộ Xây dựng vừa ban hành Kế hoạch số 383/QĐ-BXD, cụ thể hóa Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ bằng những mục tiêu cắt giảm mạnh mẽ: tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, giảm 30% thời gian và 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính ngay trong năm 2025.
Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Sản lượng khai thác dầu khí của PVEP đạt 24,69 triệu tấn giai đoạn 2020-2025

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Đảng bộ Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bình tĩnh trước khó khăn để củng cố sức mạnh nội tại

Bà Lê Hằng, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kể từ khi Tổng Thống Mỹ công bố các mức thuế đối ứng hồi đầu tháng 4, các doanh nghiệp trong ngành thủy sản như “ngồi trên đống lửa”.
Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Ứng dụng AI trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm

Sáng ngày 12/4/2025, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp cùng Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP. Hồ Chí Minh (HAMEE) tổ chức chương trình Tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kinh doanh và quảng bá sản phẩm”.
Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Đề xuất bãi bỏ một số Thông tư lĩnh vực tài chính doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Thúc đẩy cải cách, tăng tính minh bạch và củng cố niềm tin nhà đầu tư

Trong bối cảnh môi trường thương mại toàn cầu nhiều biến động, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ngày 11/4 đã công bố ấn phẩm Sách Trắng 2025, đánh dấu năm thứ 16 liên tiếp hiệp hội này đồng hành cùng tiến trình cải cách và phát triển bền vững của Việt Nam.
Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Gia tăng ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Công ty TNHH PwC Việt Nam (PwC Việt Nam) vừa phối hợp cùng các hãng công nghệ Amazon Web Services (AWS) và Alation, đã tổ chức thành công hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu” tại khách sạn Meliá, Hà Nội.
Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Hà Nội đưa mô hình tư vấn miễn phí hỗ trợ thành lập doanh nghiệp vào hoạt động

Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí được thành lập bởi Trung tâm Hỗ trợ và Chăm sóc khách hàng trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội nhằm thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam: Hành trình đổi mới và sứ mệnh xanh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 733/QĐ-TTg, chính thức đổi tên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data