Những sắc màu của tình yêu cuộc sống
Với sự kết hợp của 4 họa sĩ khuyết tật Nguyễn Tấn Hiền (sinh năm 1978); Lê Thị Mỹ Bình (sinh năm 1981), Lưu Xuân Thành (sinh năm 1985); Đỗ Trọng Minh (sinh năm 1984), nhóm "Khát vọng ngày mới" được thành lập. Với bốn phong cách vẽ tranh khác nhau họ đã tìm đến nhau và kết hợp nhau lại trong một nhóm để ngày ngày miệt mài sáng tác những tác phẩm nghệ thuật bằng chính tấm lòng, tâm hồn và những đam mê của mình.
![]() |
Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền |
Họa sĩ Nguyễn Tấn Hiền có nhiều bức tranh mang cùng một cái tên: "con của anh". Anh từng là người lính ở Lữ đoàn pháo phòng không 573, Bình Định. Năm 2002, anh xuất ngũ và thi đậu vào khoa Toán, trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Thế nhưng, một tai nạn đã làm anh liệt hết tay chân, 10 năm nay không rời khỏi chiếc xe lăn. Anh Hiền bắt đầu học vẽ khi đang ở trong viện để điều dưỡng và phục hồi chức năng. Do tay quá yếu, phải nhờ người cột bút vào tay.
Đến năm 2009, Hiền tự học pha màu và vẽ màu nước. Năm 2010, vẽ màu acrylic với đề tài chủ yếu là phong cảnh phố cổ, tĩnh vật để bán trang trải viện phí, sau đó anh bắt đầu vẽ tranh về chủ đề gia đình, con người. Anh Hiền cho biết, giờ anh vẽ cả ngày. Vẽ tranh là niềm vui vừa phụ giúp vợ trong việc lo kinh tế cho gia đình.
![]() |
Họa sĩ Lê Thị Mỹ Bình |
Lê Thị Mỹ Bình năm nay đã 32 tuổi. Năm 1992, lúc đang học lớp 6, chị mắc chứng bệnh viêm tủy cắt ngang, liệt hai chân, không đứng và không đi lại được. Nỗ lực vượt lên số phận, sau một thời gian dài điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chị lại tiếp tục học đến hết lớp 9 rồi nghỉ học và tìm cách học vẽ để kiếm sống. Mỗi người một cách vẽ, một chất liệu khác nhau nhưng bằng trái tim của người họa sĩ, mình biết rằng, các đồng nghiệp đã phấn đấu và nỗ lực hết mình để có được những tác phẩm "kỳ diệu" như thế.
![]() |
Họa sĩ Lưu Xuân Thành |
Lưu Xuân Thành 15 năm đứng trên đôi nạng gỗ vẽ trong những cơn đau quặn thắt do bệnh tật, chàng trai tưởng như đã tàn phế nay trở thành họa sĩ trẻ. Tuy nhiên, nhờ bố mẹ động viên, chăm sóc từ bữa ăn giấc ngủ, Thành cũng dần bình tâm và gắng gượng sống tiếp với suy nghĩ sẽ chẳng thể làm được gì cho bố mẹ và cho chính bản thân.
Nghĩ là vậy, nhưng cuộc đời vốn luôn đầy những bất ngờ. Trong một dịp xem tivi, Thành thấy một anh họa sĩ khuyết tật vẽ tranh. “Từ đó tôi luôn nghĩ tại sao mình lại không vẽ như anh ấy? Đó là khoảng thời gian 5 năm sau khi bị những cơn đau hành hạ”, Thành kể. Hội họa đã bắt đầu giúp Thành vượt qua mọi cơn đau để vẽ nên tương lai cho mình. Với quyết tâm phải làm một điều gì đó để thoát khỏi chán nản, Thành bắt đầu tập vẽ từ đó. Dù đôi tay co cứng, vận động khó khăn, anh vẫn kiên trì trên đôi nạng gỗ, vụng về cọ những nét vẽ đầu tiên.
Không ai biết rằng, cũng từ đây, anh bắt đầu hành trình vẽ nên tương lai đời mình từ những cơn đau thắt hành hạ. Với Thành, vẽ đã trở thành niềm đam mê duy nhất. Vẽ là cách để quên đi tất cả đau đớn, bệnh tật. Niềm đam mê ấy đã dần đưa Thành đi tới con đường hội họa chuyên nghiệp với những tác phẩm nghệ thuật chứa đầy sức sống mãnh liệt.
Vào tháng 3/2015, Thành cùng 4 họa sĩ trẻ đến từ các nơi trên cả nước đã tổ chức triển lãm tranh “Khát vọng ngày mới” và nhận được sự đánh giá rất cao từ giới chuyên môn cũng như những người yêu nghệ thuật. Tấm gương của chàng trai trẻ đã trở thành động lực và cũng là bài học cho nhiều bạn trẻ vươn lên trong cuộc sống.
Họa sĩ Đỗ Trọng Minh tìm đến hội họa từ tháng 2/2014, sau khi bị tai nạn, khi đôi tay của Minh có thể cử động trở lại được vài phần sau một quá trình tập luyện không mệt, những chấn thương gãy 8 xương sườn và chết 2 đốt sống D9, D10 của Minh đến nay vẫn chưa bình phục, Minh không thể ngồi lâu quá 1 giờ liên tục. Nhưng khi nhìn những tác phẩm Minh vẽ như nước mắt mẹ khiến người xem không thể không trầm trồ và vô cùng thán phục em.
Như mong muốn của nhà bảo trợ cho dự án của các họa sĩ khuyết tật Nguyễn Quỳnh Hoa là các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân và các thành viên là dự án ngày một đông và lớn mạnh để hỗ trợ được thêm nhiều bạn khuyết tật và mở rộng thêm các đối tượng khuyết tật khác được hỗ trợ, bởi bạn bị chấn thương cột sống chịu rất nhiều thiệt thòi, chịu ảnh hưởng nhiều nhất do mất khả năng vận động, phụ thuộc hoàn toàn vào người trợ giúp.
Ngoài ra, cuộc triển lãm sẽ diễn ra chương trình giao lưu giữa những người khuyết tật và sẽ mang đến cái nhìn mới với công chúng về sức sáng tạo và niềm đam mê nghệ thuật, không ngừng cũng như sự cố gắng vượt qua khó khăn của các họa sĩ khuyết tật.
Chị Nguyễn Quỳnh Hoa, một người trẻ sinh năm 1981 tại Hà Nội, người đã có công sức gây dựng nhiều năm nay dự án "Khát vọng ngày mới" (năm 2014) và trước tổ chức thành công 2 triển lãm: "Khát vọng" - năm 2012 và "Ngày Mới" - năm 2013, dành cho các họa sĩ khuyết tật.
Hoa chia sẻ rằng, chị đã có duyên với những người khuyết tật và mong muốn gắn kết với họ để có thể tạo nên một cộng đồng những người có một tiếng nói chung chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn và cả những ý tưởng trong tương lai. Bởi vì, những người khuyết tật, đặc biệt là những người bị chấn thương cột sống, đây là những người chịu ảnh hưởng nặng nề về thể chất vì mất khả năng vận động, phải ngồi xe lăn.
Cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào người trợ giúp, do đó dễ gây cảm giác mặc cảm vì ít được tiếp xúc với cộng đồng. Chị mong muốn dự án có thể lớn mạnh để có thêm nhiều bạn khuyết tật khác được hỗ trợ từ những tấm lòng nhân văn của cộng đồng.
Nếu được lựa chọn, có lẽ ai cũng muốn sinh ra và lớn lên lành lạnh, khỏe mạnh, có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Có những người sinh ra không phải như điều ước đó, họ đã phải chấp nhận số phận của mình, chấp nhận một cơ thể không lành lặn, bị khuyết tật và phải mang nó đi suốt cuộc đời. Nhưng điều quan trọng hơn cả, là họ đã không lùi bước trước những khó khăn, trước những thử thách, họ vẫn tìm cho mình được một con đường để đam mê, theo đuổi.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
