hoa-sen-home-mb

Người Pu Péo và lời thề giữ rừng

Diên Khánh
Diên Khánh  - 
Nói đến Hà Giang là người ta nghĩ ngay đến những dãy núi đá cao ngất. Nhưng ở đó còn giữ được một khu rừng nguyên sinh, sở dĩ nó còn tồn tại được đến ngày hôm nay là do người dân có lời thề giữ rừng. Bao nhiêu năm qua, từ thế hệ này sang thế hệ khác, người ta truyền nhau lời dạy của trời đất là phải giữ lấy rừng.
aa

Trong chuyến “chu du” miền cực Bắc, mảnh đất Hà Giang đã để lại nhiều ấn tượng. Chúng tôi đến nhiều điểm du lịch, làng văn hoá, tiếp xúc với người dân tộc và thấy được sự khó khăn vất vả khi cả đời họ vắt vẻo sống trên cao nguyên đá. Có một tộc người hàng năm vẫn văng vẳng lời thề giữ rừng, như giữ lấy cuộc sống bình yên ở miền núi đá.

Cộng đồng dân tộc đó là người Pu Péo, ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Đây cũng là một trong những tộc người thiểu số ít nhất trên đất nước ta, khoảng 800 người. Hiện nay, khoảng 100 hécta rừng nguyên sinh vẫn đang xanh tốt, che chở cho cuộc sống của họ, cho cái bình yên bao đời.

Người Pu Péo yêu rừng như yêu chính mạng sống của mình vậy. Vào mùa xuân, khi cái giá lạnh đã tan vợi theo tiết xuân phơi phới, họ tổ chức nhau lại. Tổ chức lễ cúng rừng, tại đây, họ truyền nhau lời thề giữ rừng. Họ giữ bằng tâm linh, bằng niềm tin và khát khao sống bình yên.

Người Pu Péo và lời thề giữ rừng
Nhiều cánh rừng được người Pu Péo gìn giữ cẩn thận

Lễ cúng rừng về tổ chức nói lời thề của người Pu Péo được tổ chức rất long trọng. Họ chọn một ngày đẹp trời nhất trong khoảng từ mồng 3 đến mồng 10 Tết Âm lịch. Khoảng giữa chiều, vị thầy cúng sẽ điều khiển buổi lễ này. Dân bản tụ tập nhau về bìa rừng, nơi đã được quy định sẵn để hàng năm tổ chức lễ. Đồ lễ đã được chuẩn bị sẵn, được bày ra một cái nong lớn và lót lá chuối rừng. Người Pu Péo theo tín ngưỡng đa thần, họ thờ thần Rừng, thần Trời, thần Suối, thần Gió, thần Đất...

Cho nên, trong nong cỗ cúng có rất nhiều nắm cơm tẻ được đóng lại. Bao nhiêu vị thần sẽ có bấy nhiêu nắm cơm, bấy nhiêu chén rượu. Hai con gà to và béo nhất đã được buộc sẵn cạnh bàn thờ. Chủ lễ cầm cành trúc tươi lá khua đi khua lại. Lời của người cúng rầm rì, lúc lại gấp gáp, hào sảng. Thời gian cho buổi lễ kéo dài mấy tiếng đồng hồ.

Khi chủ lễ kết thúc, cũng là lúc gà đã luộc chín, những con dê núi cũng được thui thơm phức. Tại đây, ngay giữa bìa rừng đại ngàn, bữa liên hoan diễn ra vui vẻ. Người nào tham dự thì đánh chén ngay, ai không tham dự thì có phần chia, được mang đến tận nhà. Đây là lúc họ “hưởng lộc” của thần, ăn uống vui vẻ và thầm thì những lời cầu nguyện cho được may mắn.

Vị chủ lễ lúc này lại quỳ xuống, hướng về rừng, cầu các thần chứng giám, nhận lễ cúng, cùng chung vui với dân bản, phù hộ cho dân bản làm ăn phát đạt, có của ăn của để, ngô lúa đầy nhà, gà đầy chuồng.

Người Pu Péo thờ cúng tổ tiên 5 đời trở lại, còn trước 5 đời thì tổ tiên về rừng. Các vị ngự ở những cây lớn trong rừng. Cúng rừng cũng là cúng tổ tiên. Rừng là nơi trú ngụ của tổ tiên, giữ lấy rừng là giữ lấy nguồn cội, để các thần, tổ tiên phù hộ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc người Pu Péo có lời thề bảo vệ rừng, bắt phạt những ai dám phá rừng là vì họ sống phụ thuộc quá nhiều vào rừng. Tất cả những sinh hoạt đều liên quan đến cây cối, đất đai trong rừng.

Đến với văn hoá Hà Giang, nếu qua Sở Văn hoá thông tin, gặp Nhạc sĩ, Giám đốc Nguyễn Trùng Thương, sẽ được ông cung cấp cho nhiều thông tin thú vị. Đoàn chúng tôi chẳng những được ông mời cơm, mà ông còn giới thiệu cho cán bộ ở các huyện giúp đỡ.

Theo lời ông Nguyễn Trùng Thương, việc chặt phá rừng, khai thác gỗ ngày nay đáng báo động và bị lên án, thì lời thề giữ rừng của người Pu Péo, dù cổ xưa nhưng lại rất mới, rất đáng được cổ vũ, học tập. Nếu dân tộc nào cũng thể hiện được sự thân thiện với môi trường tự nhiên như vậy, thì chẳng phải lo gì nạn ô nhiễm, nạn chặt phá bừa bãi.

Nhìn những người Pu Péo yêu đời, vui vẻ sống hoà thuận yêu thương nhau. Tôi có cảm nghĩ so sánh với cuộc sống tất bật dưới xuôi kia. Những ngôi nhà xây bằng đá xanh, lợp lá, dựa vào rừng già. Như thế cũng đủ cho người dân tự hào, vì đó là những nếp nhà tổ tiên để lại, cho họ hình mẫu mà làm theo.

Diên Khánh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data