agribank-vietnam-airlines

Nghệ thuật truyền thống giao duyên với điện ảnh

Khôi Nguyên
Khôi Nguyên  - 
Trên thế giới hiếm có quốc gia nào có sự đa dạng các loại hình văn nghệ dân gian có diễn xướng như ở Việt Nam. Chính vì thế những người làm điện ảnh đã nắm bắt được ưu thế đó để làm giàu cho ngôn ngữ và tính biểu cảm của điện ảnh, qua đó cũng là bảo tồn và lan tỏa những giá trị của nghệ thuật, văn hóa truyền thống đến với khán giả ngày nay.
aa

Thực tế, phim tài liệu, phim truyền hình, phim chiếu rạp... đã đem đến cho công chúng những cảm xúc, góc nhìn về nghệ thuật truyền thống thông qua lăng kính điện ảnh từ nhiều năm qua. “Đến hẹn lại lên” là một trong những bộ phim kinh điển của đạo diễn Trần Vũ, ra đời từ năm 1975, kể về câu chuyện tình duyên trắc trở của một cô gái quan họ vùng Kinh Bắc trước Cách mạng Tháng Tám. Trong phim này, không gian sinh hoạt văn hóa mang tính đặc trưng của vùng quan họ trở thành địa điểm để đạo diễn kể ra câu chuyện tình yêu của nhân vật Nết và Chi. Hình thức hát quan họ giao duyên của vùng Kinh Bắc vừa là đời sống thực tế của nhân vật vừa là không gian có tính biểu tượng cho tình yêu trắc trở và đầy vấn vương. Từ tiếng hát quan họ dịu dàng, e lệ lúc còn trẻ cho đến sự đằm thắm, trưởng thành sau bao năm xa cách người yêu của cô Nết đã miêu tả được sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của con người. Bộ phim đó giới thiệu di sản quan họ ở nước ta từ khá sớm.

nghe thuat truyen thong giao duyen voi dien anh
Phút thăng hoa của nghệ sĩ Phương Ánh cùng cải lương tuồng cổ trong phim tài liệu “Đoạn trường vinh hoa”

Trong phim “Bao giờ cho đến tháng mười”, đạo diễn Đặng Nhật Minh đã cho nhân vật Duyên diễn chèo. Khi nhập vai Thị Phương trong vở chèo Trương Viên, Duyên phải nuôi những cảm xúc, hát những câu từ gần giống với tình cảnh hiện tại của mình. Lúc này, những xúc cảm thật đã lấn át ý thức đóng giả người khác làm cho cô mất kiểm soát. Duyên chạy khỏi sân khấu để trốn tránh những ánh nhìn dò xét, nhưng lớn hơn là để vượt qua mọi sự kiềm tỏa để được khóc, được đau khổ vì sự mất mát quá lớn của mình. Có lẽ trong cả bộ phim, đây là trường đoạn gây xúc động mạnh nhất với khán giả, vì nó diễn tả chân thực sự hy sinh của người phụ nữ Việt trong hoàn cảnh chiến tranh.

Phim truyền hình “Đất phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn còn cho cả một gánh hát cải lương đúng “chất” gánh hát truyền thống vào phim, mà diễn viên cũng là diễn viên cải lương ngoài đời, tạo hiệu ứng cho phim thành công nhất định. Bên cạnh đó, phim truyền hình “Thương nhớ ở ai” (đạo diễn Lưu Trọng Ninh), ngoài nội dung chính khắc họa số phận bi kịch của những phụ nữ nông thôn thời hậu chiến, nhân vật Nương (Thanh Hương thủ vai) gây ấn tượng mạnh với những phân cảnh hát ca trù, xẩm và hát ru.

Đặc biệt gần đây, bộ phim tài liệu Đoạn trường vinh hoa (đạo diễn Lê Mỹ Cường và Thanh Nguyễn) do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện trong hơn 1 năm đã được đem ra chiếu tại các cụm rạp của BHD Star. Nhiều khán giả chia sẻ, Đoạn trường vinh hoa là phim tài liệu gây xúc động mạnh vì cho thấy những hỉ - nộ - ái - ố của những con người theo đuổi nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại.

Đoạn trường vinh hoa kể về hành trình một gánh cải lương tuồng cổ của nữ nghệ sĩ Phương Ánh (nhân vật chính) còn sót lại rong ruổi qua những đình làng, cổ miếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trên ánh đèn sân khấu hoa lệ, họ là những ông hoàng bà chúa nhưng cũng là những người lao động chân lấm tay bùn, chật vật với đời sống mưu sinh khi bức màn nhung sân khấu hạ xuống. Lênh đênh dọc ngang theo kênh nước miền Tây, gánh cải lương của nghệ sĩ Phương Ánh trải qua không ít thăng trầm. Tưởng chừng, ánh hào quang sẽ đến bên gánh cải lương dày dặn kinh nghiệm, lâu năm ấy, nhưng thực chất, chén cơm manh áo khiến cho họ chật vật để giữ được ước mơ với nghệ thuật tuồng cổ này.

Họa mặt, làm phục trang, chuẩn bị đạo cụ, thiết kế sân khấu… tất tần tật, mỗi nghệ sĩ đều thành thạo như một chuyên viên chuyên nghiệp của các ê-kíp diễn hiện đại. Chỉ cần bước ra sân khấu, họ như những nhân vật hào sảng bước ra từ những câu hát chứ không phải là người vừa mới xắn tay áo, gấu quần để chạy từng bữa cơm đạm bạc, những giấc ngủ vội khi chưa kịp tẩy trang. Dù bao gian khó, tình yêu với những câu hát cải lương, nghệ thuật bao đời ấy vẫn khó ai thay thế được.

Trước đó, bộ phim chiếu rạp “Sài Gòn anh yêu em” của đạo diễn Lý Minh Thắng đề cập đến 5 câu chuyện đặc trưng Sài Gòn, trong đó có câu chuyện về một cặp vợ chồng nghệ sĩ cải lương gạo cội luôn vun vén và giữ gìn bộ môn nghệ thuật này trong dòng chảy xô bồ của cuộc sống. Một phần đời sống cải lương đã được phục dựng và tái hiện trên phim tinh tế tới từng chi tiết từ cách người nghệ sĩ chuẩn bị hóa trang, phục trang cho tới cách họ luyện thanh và trình diễn… đã giúp cho “Sài Gòn anh yêu em” có màu sắc rất riêng, độc đáo và mang dấu ấn rất Sài Gòn trên màn ảnh nhỏ.

Khôi Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data