Long đong chuông Việt
Những chiếc chuông lưu lạc
Trước đó, vào năm ngoái, văn phòng đấu giá Rouillac đã tổ chức đấu giá thành công hai cổ vật Việt Nam là Chiếc long sàn vua Thành Thái và chiếc xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh vào hồi năm ngoái.
![]() |
Bên trái là chiếc chuông được đấu giá tại Pháp vào tháng 6 tới, bên phải là chiếc chuông được người Nhật quyên góp mua gửi tặng lại Việt Nam |
Philippe Rouillac người sáng lập Công ty đấu giá Rouillac cho hay, sau khi có người ở Orléans nhờ ông kiểm định chiếc chuông vừa tìm được mà theo ông, đó là chiếc chuông cổ của Việt Nam (1405-1585). Và tháng 11/2014, ông đã sang Việt Nam để nhờ sự giúp đỡ, tham khảo thêm ý kiến của một số chuyên gia.
Theo hồ sơ của chiếc chuông này, nhiều người đánh giá đây là một cổ vật rất độc đáo... Chiếc chuông đúc bằng đồng, trang trí với song long và chạm trổ văn khắc trong ngữ pháp cổ điển "Kaishu" trên 4 mặt chuông. Mỗi mặt chuông được chia làm 3 phần ngang, từ trên xuống dưới không đồng đều. 4 phần ngang trên có 4 chữ được lồng trong một khung có nhiều cạnh. Chiều cao chuông 108 cm; đường kính chuông 126cm. Chiếc chuông này có thể đã được bảo quản ở điện Long An, cung đình Huế.
Đáng chú ý, qua hình ảnh chiếc chuông nói trên, có thể thấy hình dạng khá tương đồng với chiếc chuông đồng từng bị thất lạc sang Nhật Bản. Trường hợp chiếc chuông lưu lạc này là một câu chuyện dài cảm động.
Cuối thập niên 70, tại một tiệm bán đồ cổ ở Nhật, đã phát hiện một chiếc chuông đồng cổ của Việt Nam. Chuông hình ống, cao một mét, đường kính 42cm, nặng khoảng 120kg, bên trên có chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ “Ngũ Hộ Tự Chung”.
Nhiều người Nhật đã đứng ra quyên góp tiền mua lại chuông, để gửi trả về Việt Nam. Ngày 14/6/1978, đã có một buổi lễ trao trả chuông tại chùa Quán Sứ và sau đó đem về chùa Bút Tháp ở tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, tiếng chuông lại vang vọng ở Việt Nam, quê hương của chính quả chuông.
Long đong chuông Vân Bản
Trong khi đó, chuông Vân Bản có niên đại thời Trần, được làm vào thế kỷ XIII, từng chiếm giữ danh hiệu quả chuông cổ nhất Việt Nam suốt thời gian từ năm 1958 - 1986, đến khi chuông Thanh Mai (niên đại 798) được phát hiện và “soán ngôi”. Hiện nay, hồng chung Vân Bản vẫn là quả chuông lâu đời thứ ba ở nước ta, sau chuông Thanh Mai và Nhật Tảo. Các nhà chuyên môn cho rằng, đây là quả chuông được gắn với nhiều câu chuyện kỳ bí.
Theo tương truyền, hồng chung Vân Bản đã nhiều lần tuyệt tích dưới đáy biển rồi lại tự tìm đường trở lại. Thậm chí, thời gian chuông nằm dưới đáy biển còn nhiều hơn thời gian chuông được treo tại chùa.
Tại Đồ Sơn, Hải Phòng, các bậc cao niên kể, xưa kia chùa Vân Bản nằm sát biển, khi tháp chùa bị đổ, chuông lăn xuống bến Nò Hầu. Ít lâu sau, dân chúng tổ chức tìm kiếm thì phát hiện chuông đã theo dòng nước, di chuyển sang bến đò Họng cách đó khá xa. Chuông được trục vớt rước về chùa Nam gần đó, sau này chùa đổi tên là Vân Bản. Đây cũng là ngôi chùa có cái tên gắn liền với tháp Tường Long, tọa lạc trên một trong 10 đỉnh cao của Núi Rồng, Hải Phòng, có độ cao 91,7m so với mặt nước biển.
Thế nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng lại bởi một thời gian, bỗng nhiên chùa Vân Bản bị sập, quả chuông lại rơi xuống biển, cạnh chân núi Tháp. Đến thời Lê, người dân lại lặn lội tìm kiếm và một lần nữa gặp lại chuông Vân Bản. Song cũng chẳng được bao lâu, chiến tranh loạn lạc, chiếc chuông đồng lại mất tích trong sóng biển Đồ Sơn.
Bất ngờ, vào mùa hè năm 1958, ngư dân Đồ Sơn khi đánh cá, phát hiện quả chuông đồng khổng lồ. Khi chuông vớt lên, qua sự nhận diện của các bô lão cùng giám định của các nhà khảo cổ học, thì đó chính là quả chuông chùa Vân Bản cổ xưa. Hiện chuông Vân Bản được trưng bày trong Chuyên đề "Rồng trên cổ vật" tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
So với nhiều cổ vật Việt Nam, chuông đồng là một trong những di vật cổ có giá trị rất lớn. Những quả chuông có niên đại cổ nhất từ trước tới nay đã thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Cũng thông qua các minh văn, các nhà nghiên cứu cho rằng, thời kỳ xuất hiện quả chuông là thời kỳ Phật giáo khá phát thịnh. Do thiên tai và chiến tranh loạn lạc, những quả chuông có niên đại sớm nhất ở Việt Nam còn lại rất ít.
Đến nay, theo các nhà chuyên môn cả nước chỉ mới phát hiện 3 quả chuông được xem là có niên đại sớm nhất là chuông Thanh Mai, chuông Nhật Tảo và chuông Vân Bản. Theo giáo sư khảo cổ học Nguyễn Lân Cường thì: Quả chuông Thanh Mai là một trong những bảo vật quốc gia đặc biệt quý hiếm, vì hiện nay đây là chiếc chuông có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Việt Nam. Còn chiếc chuông Nhật Tảo được địa phương lưu giữ rất cẩn thận.
Tuy nhiên, theo các nhà sử học thì vị trí xứng đáng của những quả chuông này phải là ở các bảo tàng quốc gia của trung ương hoặc Hà Nội mới phát huy được giá trị và tránh khỏi bị mất mát. Quả chuông này cũng là một chứng tích lịch sử duy nhất, cực kỳ hiếm hoi về thời đại Ngô Quyền mà cho đến nay Việt Nam chúng ta có được.
Trở lại phiên đấu giá chiếc chuông cổ Việt Nam tại Pháp trong những ngày tháng 6 sắp đến, nhà sưu tập Gérard Chapuis cho biết, khả năng người sưu tập cá nhân không tham gia nhiều, nên sẽ là cơ hội cho Việt Nam mua giá rẻ. Cũng như những cổ vật ông có dịp trực tiếp theo dõi trước kia, Gérard Chapuis mong muốn được những tổ chức trong nước có điều kiện quan tâm mua và đưa chiếc chuông trở lại ngân vang tại chính quê nhà.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
