Khi di tích bắt tay làm du lịch
![]() | Kỹ thuật số sẽ thay đổi bộ mặt ngành du lịch |
![]() | Du lịch Việt thiếu "mũi nhọn" |
Theo TS. Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trên thế giới, du lịch văn hóa đã từ lâu và sẽ luôn là trường phái hay dòng sản phẩm du lịch cơ bản. Đặc biệt đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có chiều sâu văn hóa đo bằng hệ thống di sản đậm đặc như nước ta thì du lịch di sản trở thành một trong những thế mạnh nổi trội.
![]() |
Đông đảo du khách quốc tế đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ các tour du lịch di sản |
Ngày nay, du lịch di sản hướng thu hút khách tìm đến những giá trị về nguồn, tìm hiểu, tương tác, trải nghiệm để thẩm thấu những giá trị di sản văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc, các tộc người.
Chúng ta có quyền tự hào về bề dày lịch sử ngàn đời của đất nước với 54 dân tộc anh em đã để lại cho hôm nay một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ, vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Đến nay đã có 24 di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản thiên nhiên được UNESCO vinh danh là di sản thế giới; trong đó có 8 di sản thiên nhiên và di sản văn hóa vật thể; 12 di sản văn hóa phi vật thể và 4 di sản tư liệu. Đây cũng là nền tảng để Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng phát triển du lịch di sản.
Trên thực tế, phát huy các giá trị di sản văn hóa đặc trưng riêng có của mỗi loại hình di sản, những năm gần đây, du lịch di sản đã phát triển mạnh mẽ, lượng khách tham quan trong nước và quốc tế không ngừng gia tăng. Điển hình Quần thể di tích cố đô Huế, năm 2017 đón 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó 1,8 triệu khách du lịch quốc tế, thu được 320 tỷ đồng riêng từ vé tham quan; Phố cổ Hội An đón 1,96 triệu lượt khách, thu về 219 tỷ đồng riêng từ vé tham quan.
Các di sản nổi tiếng như Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Tràng An – Bái Đính, Yên Tử, Núi Bà Đen… những năm gần đây không ngừng được đầu tư phát triển. Qua đó, du lịch di sản đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch địa phương và của cả nước thời gian qua.
Tại nước ta, nhiều địa phương sở hữu các di sản, di tích lịch sử văn hóa đã không ngừng mở ra các chương trình, tour du lịch di sản và gặt hái được những trái ngọt. Hà Nội là một trong những số đó, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long những năm gần đây tổ chức tour tham quan tổng thể di sản Hoàng thành Thăng Long, tour du lịch tâm linh, tham quan thềm điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại… dành cho người trung niên, cao tuổi, qua đó có cái nhìn tổng thể về di sản.
Hay tour du lịch di sản Hoàng thành lại hướng tới giới trẻ khi gắn với các trải nghiệm ngoại khóa hấp dẫn như xem phim, chơi trò chơi dân gian, tập làm khảo cổ… Trong khi đó, Ban quản lý di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam thực hiện chương trình du lịch “Truyền thống hiếu học”.
Theo đó, sau khi tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật tại trường đại học sớm nhất của Việt Nam, du khách sẽ tới Bảo tàng Mỹ thuật - điểm đến thứ hai trong chương trình - để cảm nhận rõ hơn về tinh thần hiếu học, giá trị truyền thống qua các tác phẩm mỹ thuật kinh điển, như “Ông nghè vinh quy”, “Đi học chữ Bác Hồ”, “Cầm đuốc đi học”, “Ẵm em đọc sách”…
Tại TP. Đà Nẵng, một số tuyến du lịch với điểm đến là các di sản văn hóa gần đây đã được triển khai như: Đà Nẵng - Ngũ Hành Sơn - Hội An; Đà Nẵng - Ngũ Hành Sơn - bán đảo Sơn Trà... Từ khi được kết nối, đưa vào khai thác du lịch, các danh thắng, di tích lịch sử, di sản văn hóa tại thành phố biển Đà Nẵng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Ngoài ra, ở thành phố Huế, hiện nay di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh - Nhã nhạc cung đình Huế vẫn được biểu diễn hàng ngày ở Duyệt thị đường; biểu diễn ca Huế trên sông Hương thường xuyên diễn ra để phục vụ du khách. Nghệ thuật Bài chòi các tỉnh Nam Trung bộ diễn ra vào các buổi tối tại phố cổ Hội An (Quảng Nam), Bình Định, Phú Yên; nghệ thuật đờn ca tài tử tại nhiều tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long... cũng xuất hiện thường xuyên trong các tour du lịch.
Phát huy các giá trị của di sản, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để kết nối và phát triển du lịch là một xu thế tất yếu. Bởi sức hấp dẫn của các di tích, di sản đã tạo ra nhiều động lực trong phát triển du lịch và mang lại nhiều lợi ích về thu nhập, việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
Và để có hiệu quả, thu lại nhiều trái ngọt hơn nữa, điều cần thiết và cũng là trách nhiệm của ngành du lịch là cần tăng cường phối hợp với các địa phương và các cơ quan chức năng trong việc góp sức bảo tồn các di tích, kết nối và đưa vào khai thác nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, không tận thu và tránh tình trạng xâm hại di tích, di sản trong kết nối các tour, tuyến du lịch.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
