Khắc tinh của tội phạm kinh tế
![]() |
Tài sản của mafia Italia bị cảnh sát tài chính kiểm tra, thu giữ |
Ngăn chặn tội phạm tham nhũng, trốn thuế…
Theo trang tin Praguemonitor.com, bắt đầu từ ngày 1/1/2017, cảnh sát tài chính trực thuộc Bộ Nội vụ CH Czech sẽ chính thức đi vào hoạt động. Lực lượng này nằm trong biên chế Trung tâm Quốc gia Phòng chống tội phạm có tổ chức (NCOZ), thuộc Bộ Nội vụ CH Czech (CIM). Thông báo trên được Bộ trưởng CIM, Milan Chovanec công bố trung tuần vào tháng 11/2016. Đây là tổ chức từng được thành lập, sau bị giải thể.
“Chủ trương của CIM là từng bước thử nghiệm, mở rộng tổ chức này, nếu thành công sẽ có đơn vị từ cấp địa phương tới trung ương. Trước mắt, sẽ có các đơn vị đặc nhiệm mang tên Cobra để chống gian lận thuế, tham nhũng...”, ông Chovanec cho báo giới hay.
Hiện tại, cơ quan chức năng của Czech đang tiến hành soạn thảo quy chế hoạt động cho NCOZ. Thể theo Luật Thống kê Doanh thu Trực tuyến (EET), NCOZ sẽ phối hợp làm việc với Bộ Tài chính, Hải quan để hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn thuế và những dạng tội phạm kinh tế khác.
Theo thống kê do Liên minh châu Âu (EU) công bố hồi tháng 9/2016, năm 2015, EU thất thu khoảng 179 tỷ USD thuế giá trị gia tăng, con số không nhỏ, đáng ra phải được truy thu cho ngân sách của các quốc gia thành viên thuộc EU.
Cũng theo Bộ trưởng Milan Chovanec, CIM đang đàm phán vai trò, trách nhiệm của NCOZ với Bộ Tài chính và các cơ quan hữu quan, đặc biệt với Văn phòng Tối cao pháp viện (SSA).
Việc làm này nhằm khắc phục những chỉ trích cho rằng việc thành lập NCOZ không được dân chủ, công khai dẫn đến tình trạng bị giải tán vào năm 2006 sau 3 năm hoạt động. Kế hoạch cải tổ cảnh sát gây tranh cãi trong các tổ chức chính trị, đảng phái tại Czech như CSSD, ANO...
Thậm chí, ANO còn dọa sẽ rời khỏi chính phủ vì bê bố́i nói trên. Để khắc phục, lần này NCOZ đã được làm tốt hơn, được vận hành thử nghiệm từ tháng 8/2016. Trong đó, phân ban chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức đều đưa về biên chế của NCOZ, NCOZ sẽ là một trung tâm duy nhất đảm nhận chức năng chống tội phạm kinh tế và tội phạm mạng.
Đối tượng của NCOZ rất đa dạng, nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp. Ngoài ra, theo đề xuất, các nhân viên của NCOZ có thể sẽ được hưởng mức lương đặc biệt theo đề xuất của Bộ Nội vụ, kể cả lương khởi điểm.
“Khui” nhiều vụ án lớn
Trong khi, cảnh sát kinh tế tại CH Czech bắt đầu lên quy chế hoạt động, thì tại Italia lực lượng cảnh sát đặc biệt này đã “khui” ra nhiều vụ án kinh tế lớn. Theo tờ Theguardian.com của Anh, cảnh sát tài chính Italia (IFP) gần đây đã khui ra nhiều vụ án nghiêm trọng.
Trong số này có các công ty và cá nhân liên quan đến thiệt hại do trận động đất kinh hoàng diễn ra hôm 24/8/2016, tổn thất còn lớn hơn cả thảm họa L'Aquila 2009 làm cho trên 290 người bị thiệt mạng và hơn 2.500 người không nhà cửa.
Được biết, Viện Công tố tỉnh Rieti và IFP sẽ hợp tác, điều tra để những sai phạm trong thiết kế, xây dựng các công trình tạ̣i vùng động đất. Các đơn vị này đã bỏ qua các quy định an toàn, chống địa chấn của các tòa nhà công cộng, như trường học ở Amatrice, trách nhiệm của những nhà quy hoạch, tài chính, kiến thiết và xây dựng đối với hàng trăm công trình xây dựng bị sụp đổ trong vụ động đất nói trên.
“Mọi người đều nghi ngờ thảm kịch không chỉ là định mệnh, mà còn có bàn tay chủ quan của chính con người gây ra. Nhiệm vụ của chúng tôi là xác minh nếu có sai phạm phải truy đến cùng”, Giuseppe Saieva, công tố viên trưởng tỉnh Rieti nói trước dư luận.
Trọng tâm điều tra của IFP là trường tiểu học Romolo Capranica ở Amatrice, thị trấn bị tàn phá nặng nề nhất, 224 người chết trong tổng số 291 người bị thiệt mạng chung trong cả vùng. Trường học khánh thành năm 2012 sau khi được xây dựng lại bởi công ty Valori SCARL bằng hợp đồng ký với Hội đồng thị trấn Amatrice cho hạng mục chống động đất tiêu chuẩn cho trường, trị giá 700.000 euro (tương đương 12,7 tỷ đồng). Và dự án tái cấu trúc tháp chuông của nhà thờ Accumoli, ở Amatrice sau trận động đất năm 1997 làm một gia đình bốn người thiệt mạng khi tòa tháp đổ ập lên nhà họ, dự án này cũng liên quan đến kỹ thuật an toàn.
Vụ điều tra khác của IFP là các giao dịch ngân hàng bất hợp pháp cung cấp tài chính cho IS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Italia (Bankitalia) bị nghi chống lưng cho IS. Cụ thể, trong năm 2015, có 348 giao dịch chuyển tiền bị nghi ngờ, nhưng 6 tháng đầu năm 2016, con số này đã tăng vọt tới 463 vụ, 90% trong số 22.000 điểm chuyển tiền ra nước ngoài đều có nguồn gốc từ Italia, do người nước ngoài làm chủ khiến cho công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn.
Tổng giá trị chuyển tiền từ các dịch vụ này có chiều hướng giảm, từ 7,7 tỷ năm 2011 xuống còn 5,25 tỷ euro vào năm ngoái, chủ yếu là đến Rumania (16,1% tổng giá trị giao dịch), Trung Quốc (10,1%) và Bangladesh (8,2%), những nước có lượng kiều dân đang sống ở Italy đông nhất.
Ngoài ra, IFP còn tiến hành nhiều vụ điều tra nghiêm trọng khác, tịch thu tài sản bất minh của mafia. Ví dụ, trong một chiến dịch gần đây truy quét mafia Napoli, IFP đã tịch thu được khối tài sản khổng lồ lên tới 320 triệu euro, chủ yếu là bất động sản như nhà máy, công xưởng, cửa hàng, trạm xăng, xe cộ và rất nhiều tài khoản ngân hàng của một băng nhóm giàu có nhất tại Napoli có tên Contini.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
