Mafia Ý và chính trị Úc
Cuộc điều tra kéo dài nhiều năm này đã tìm thấy những dấu hiệu chứng tỏ nhóm Mafia Calabrian, còn được biết dưới cái tên 'Ndrangheta, đã núp bóng các tổ chức quyên góp danh tiếng, coi đó là những “tấm bình phong” để che dấu các hành vi phạm pháp của mình.
'Ndrangheta là một trong những băng đảng mafia khét tiếng nhất thế giới, ra đời ở Ý vào giữa thập niên 70 của thế kỷ 20. Nhưng dần dần, 'Ndrangheta không bó hẹp phạm vi hoạt động ở cấp độ địa phương mà nhanh chóng vươn vòi khắp châu Âu và thế giới. Băng đảng này cũng có liên hệ chặt chẽ với mafia ở Colombia.
![]() |
Nhân vật được cho là liên quan tới Mafia tiếp xúc với quan chức Úc |
“Doanh thu” của mafia 'Ndrangheta trị giá hàng tỷ USD, chủ yếu từ buôn lậu cocaine bên cạnh nhiều hoạt động phạm pháp khác như bảo kê và rửa tiền.
Kết quả điều tra cho thấy nhiều liên lạc đã diễn ra giữa “các tội phạm đã được xác định hoặc đang bị nghi ngờ” làm việc cho mafia 'Ndrangheta và các chính trị gia cao cấp ở xứ sở kangaroo.
Trong báo cáo điều tra thậm chí còn có chi tiết một người “có liên can sâu rộng với mafia” từng gặp cựu Thủ tướng Úc John Howard lúc ông Howard đang ngồi trên ghế Thủ tướng tại một sự kiện gây quỹ của đảng Tự do. Nhiều quan chức cấp cao khác của Úc cũng có mặt tại sự kiện này. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông Howard biết về nhân thân của người đàn ông nêu trên.
Không chỉ các chính trị gia của đảng Tự do mà cả các lãnh đạo đảng Lao động cũng bị “các nhà tài trợ sặc mùi mafia” vận động hành lang tới nơi tới chốn cho các lợi ích liên quan đến các hoạt động kinh doanh của họ, cả hợp pháp và bất hợp pháp.
Một trong những quan chức cao cấp được nhắc tên là cựu Bộ trưởng Amanda Vanstone. Tạp chí Four Corners phát hiện ra con trai của một trùm mafia đã từng làm việc ở Đại sứ quán Australia tại Roma, Italia, tại thời điểm bà Vanstone là Đại sứ.
Trước đó, chính các nhà cầm quyền Italia cũng thông tin cho đại sứ quán về một tên trùm mafia bị tình nghi. Mặc dù không có các bằng chứng xác thực về việc Đại sứ quán nơi con trai tên trùm mafia từng công tác có bất kỳ “lỗ hổng” an ninh nào, các cơ quan điều tra vẫn cho rằng đây là một thiếu sót rất lớn.
Trong một vụ việc khác, cuộc điều tra cũng tìm được những dấu hiệu cho thấy, khi bà Vanstone còn là Bộ trưởng phụ trách vấn đề nhập cư dưới thời ông Howard, bà đã cấp visa cho một trùm tội phạm, kẻ chỉ sau đó vài năm đã bị bắt giam vì tội buôn bán ma túy trong một vụ án ma túy rất lớn tại Australia thời điểm đó và bị cáo buộc có dính líu vào một âm mưu giết người.
Tên tội phạm nguy hiểm này (Frank Madafferi) là anh trai của một thương nhân nổi tiếng ở Melbourne và từng có một bề dày chiến tích phạm tội tại Italia.
Mặc dù bị kết án trục xuất, nhưng gia đình Frank Madafferi đã sử dụng tiền bạc và sức ảnh hưởng của mình để “hỗ trợ” cho một số chính trị gia của Đảng Tự do Australia – trong đó có bà Vanstone. Cuối cùng, vào năm 2005, tên trùm tội phạm đó đã được nhập cư vào Australia vì lý do nhân đạo.
Chưa đầy hai năm sau khi thị thực được cấp, Frank Madafferi dính líu đến việc nhập khẩu thuốc lắc lớn nhất thế giới, (4,4 tấn) được nhập khẩu trong lon cà chua từ Calabria và sau đó đã bị buộc tội giết người và bị kết tội buôn bán ma túy.
Mặc dù không có bằng chứng xác thực những sai trái của bà Vanstone trong các trường hợp trên, nhưng theo những đánh giá mật của phía cảnh sát, văn phòng thượng viện của bà tại Nam Australia có nhận được những “ưu ái” từ các tổ chức mafia.
Cảnh sát cho rằng việc “thiếu kiểm tra” trong hệ thống quyên góp chính trị là nguyên nhân dẫn đến những “lỗ hổng này”. Một báo cáo điều tra của AFP năm 2009 đã gọi sự “thiếu kiểm tra và giám sát” trong hệ thống quyên góp vận động chính trị tại Australia là những thiếu sót quan trọng.
Luật bảo mật thông tin tài trợ chính trị là nguyên nhân chính, các đảng phái chính trị và các ứng viên có thể nhận được những hỗ trợ đáng kể và những đóng góp lớn về tài chính thông qua những cách thức không nằm trong quy định công bố thông tin theo luật định.
Những “lỗ hổng” trong hệ thống giám sát được hiểu là “rất khó để xác định bất kỳ sự hối lộ nào núp bóng hình thức tài trợ chính trị”. Mặc dù Ủy ban bầu cử Australia đã nhiều lần đưa ra những đề xuất điều chỉnh đối với luật này nhưng những kiến nghị đó không được Quốc hội Liên bang thông qua.
Tin liên quan
Tin khác

NHTW Nhật Bản có chịu thêm áp lực sớm tăng lãi suất?

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đang lấy lại cân bằng

Các ngân hàng trung ương lên kịch bản ứng phó với bão thuế quan

Singapore nới lỏng chính sách tiền tệ lần thứ hai liên tiếp

Quan chức Nhật Bản cho biết, họ muốn đồng yên Nhật mạnh lên

Áp lực đè nặng lên trái phiếu Mỹ và bạc xanh

Mỹ miễn thuế đối ứng với smartphone, laptop và loạt sản phẩm công nghệ

Trái phiếu Kho bạc Mỹ không còn là tài sản an toàn?

Tình thế lưỡng nan của Fed: Lạm phát hay suy thoái
