agribank-vietnam-airlines

Khảo sát của PwC: Tội phạm kinh tế và gian lận không ngừng gia tăng

Thanh Trúc
Thanh Trúc  - 
Cuộc khảo sát với sự tham gia của 1.296 nhà lãnh đạo doanh nghiệp đến từ 53 quốc gia cho thấy tội phạm an ninh mạng, gian lận bởi người tiêu dùng và lừa đảo chiếm đoạt tài sản là những loại hình tội phạm phổ biến gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp nhiều nhất, bất kể doanh nghiệp ở quy mô nào.
aa
khao sat cua pwc toi pham kinh te va gian lan khong ngung gia tang
Ảnh minh họa

Tội phạm an ninh mạng đứng đầu danh sách các mối đe dọa hiện tại mà các doanh nghiệp phải đối mặt, trong khi các rủi ro mới từ gian lận báo cáo ESG và gian lận trên các nền tảng có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong tương lai. Lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông có tỷ lệ gian lận cao nhất trong tất cả các ngành theo Khảo sát Tội phạm kinh tế và Gian lận Toàn cầu năm 2022 của PwC, cho thấy các doanh nghiệp có nguy cơ dễ bị tổn thương hơn và những kẻ lừa đảo đến từ bên ngoài ngày càng trở thành mối đe dọa lớn khi các cuộc tấn công không ngừng gia tăng dưới các hình thức tinh vi hơn.

Công ty càng lớn, rủi ro về gian lận càng cao

Dù chỉ có chưa đến một nửa số công ty được khảo sát (46%) báo cáo đã gặp phải sự cố gian lận hoặc tội phạm kinh tế trong vòng 24 tháng qua, thiệt hại do những hành vi này mang lại ngày càng đáng kể hơn. Trong số các công ty có doanh thu toàn cầu hàng năm trên 10 tỷ USD, 52% đã gặp phải sự cố về gian lận trong 24 tháng qua. Trong nhóm này, gần 1/5 báo cáo rằng sự cố gây gián đoạn nhất đã gây thiệt hại tài chính lên đến hơn 50 triệu USD. Tỷ lệ của các công ty nhỏ hơn (những công ty có doanh thu dưới 100 triệu USD) bị ảnh hưởng thấp hơn với 38% công ty từng bị gian lận, trong đó 1/4 đối mặt với tổng số tiền bị ảnh hưởng hơn 1 triệu USD.

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông đã giúp xác định được sự gia tăng đáng kể của hoạt động gian lận kể từ năm 2020 với gần 2/3 số công ty trong ngành này gặp phải một số hình thức gian lận, tỷ lệ cao nhất trong tất cả các ngành tham gia khảo sát.

Tội phạm an ninh mạng đứng đầu danh sách các mối đe dọa

Tội phạm an ninh mạng đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp ở tất cả mọi quy mô, sau khi những thiệt hại do tin tặc gây ra đã gia tăng đáng kể trong hai năm qua. Sự phát triển của các nền tảng kỹ thuật tiềm ẩn vô số cơ hội cho tội phạm tài chính và 40% trong số những người được khảo sát gặp phải gian lận đã trải qua một số hình thức gian lận nền tảng.

Trong kết quả khảo sát năm nay, tội phạm an ninh mạng đứng vị trí cao hơn gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng, loại tội phạm phổ biến nhất trong năm 2020, với một tỷ lệ đáng kể. 42% doanh nghiệp lớn cho biết đã trải qua tội phạm an ninh mạng trong giai đoạn này, trong khi chỉ 34% doanh nghiệp gặp phải gian lận thực hiện bởi người tiêu dùng.

Rủi ro mới

Rủi ro mới như gian lận trong báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị - ESG (hành vi thay đổi các thông tin công khai về báo cáo ESG nhằm che đậy các hoạt động hoặc tiến trình của một tổ chức) có khả năng gây ra gián đoạn lớn hơn trong vài năm tới. Ví dụ, chỉ 8% trong số các tổ chức gặp phải gian lận trong 24 tháng qua báo cáo về gian lận báo cáo ESG. Tuy vậy, khi tầm quan trọng của ESG không ngừng gia tăng trong tương lai, động cơ thực hiện hành vi gian lận trong lĩnh vực này có thể phát triển.

Bảo vệ chống lại các mối đe dọa bên ngoài đòi hỏi tư duy mới

Cuộc khảo sát cho thấy rằng các mối đe dọa đến từ những tác nhân bên ngoài đang gia tăng, với các hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm và tinh vi hơn. Gần 70% các tổ chức gặp phải gian lận cho biết những sự cố gây gián đoạn nhất của họ đến từ các cuộc tấn công hoàn toàn từ bên ngoài hoặc thông đồng với nội bộ công ty. Những người được hỏi cho biết họ đang tăng cường kiểm soát nội bộ, phát triển năng lực kỹ thuật và báo cáo để ngăn ngừa và phát hiện gian lận.

Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc, Công ty Tư vấn PwC Việt Nam nhận định: “Trong những năm qua, chúng tôi đã chứng kiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với các loại tội phạm kinh tế khác nhau. Rõ ràng, gian lận kinh tế vẫn là mối quan ngại lớn của nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải tiếp tục cảnh giác, phản ứng kịp thời và nhất quán đối với các cáo buộc gian lận.

Bằng việc lập kế hoạch, đưa ra chính sách, thủ tục và các biện pháp kiểm soát phù hợp, doanh nghiệp có thể phần nào giảm thiểu rủi ro gian lận, phát hiện sớm và hạn chế tổn thất gây ảnh hưởng đến tài chính và danh tiếng công ty. Nếu không có cách tiếp cận đúng đắn, rủi ro do các hành vi gian lận gây ra có thể khiến doanh nghiệp trả giá “đắt” không chỉ về mặt tài chính mà còn là nỗ lực của ban quản trị để tái thiết lại hoạt động kinh doanh.”

Bà Kristin Rivera, Lãnh đạo Điều tra gian lận toàn cầu của PwC nhận xét: “Hơn bao giờ hết, các tổ chức cần phải linh hoạt ứng phó với những mối đe dọa này, đồng thời áp dụng các phương pháp tiếp cận và công nghệ mới để dự đoán và ngăn chặn gian lận. Hiểu được vòng đời từ đầu đến cuối của các sản phẩm với tâm thế hướng tới khách hàng, cân bằng được giữa trải nghiệm 2 người dùng và các biện pháp kiểm soát gian lận cũng như có một cái nhìn tổng thể về dữ liệu sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp trong cuộc chiến không ngừng nghỉ chống lại gian lận.

Thanh Trúc

Tin liên quan

Tin khác

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tài chính số: Lối đi mới cho những người làm kinh doanh nhỏ nhưng nghĩ lớn

Tại Việt Nam, hơn 98% doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Họ là những người bắt đầu từ những điều rất nhỏ: một cửa hàng cà phê tại góc phố, một tiệm bán đồ thủ công tại nhà, hay một thương hiệu thời trang local mới thành lập. Nhưng đằng sau quy mô khiêm tốn ấy lại là những kế hoạch phát triển dài hơi, những ước mơ mở rộng thị trường và mong muốn được bước ra sân chơi lớn.
PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

PwC đồng hành cùng sinh viên bắt nhịp xu hướng ngành Thuế

Bà Giang Bảo Châu, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Tư vấn Thuế, PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam chia sẻ: PwC Thuế và Tư vấn Việt Nam có thể trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết để họ có thể dẫn dắt sự thay đổi và kiến tạo ngành thuế minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?

Báo cáo về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội đã làm rõ những thay đổi mang tính bước ngoặt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ quyền đánh thuế của quốc gia. Từ việc thu hẹp ưu đãi thuế đến chính sách ưu tiên nghiên cứu phát triển (R&D), dự thảo không chỉ phản ánh xu hướng cải cách thuế quốc tế mà còn đặt ra câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể cân bằng giữa khuyến khích đầu tư và bảo đảm nguồn thu ngân sách?
Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Các doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương đẩy mạnh cam kết phát thải ròng bằng 0

Đa số doanh nghiệp đang chuyển hướng sang các mục tiêu được khoa học xác thực để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình chuyển đổi xanh.
Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Y tế và giáo dục sẽ là tâm điểm các thương vụ M&A khủng năm 2025

Báo cáo "Xu hướng M&A Toàn cầu của PwC: Triển vọng năm 2025" cho thấy, ba yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động M&A trong năm 2025 và những động lực thúc đẩy nhu cầu thực hiện thương vụ ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu này, với những hoạt động thương vụ sôi động trong một số ngành cụ thể.
Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường M&A năm 2025: Thương vụ "khủng", chiến lược thắng lợi và những yếu tố bất ngờ

Thị trường đang chứng kiến sự sôi động trở lại của các thương vụ “khủng”, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự linh hoạt để thích ứng với những thay đổi bất ngờ.
Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và minh bạch hơn trong ngành bảo hiểm

Ngày 14/2, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 174/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

CEO khu vực Châu Á Thái Bình Dương bước vào năm 2025 với sự lạc quan và thận trọng

Khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 28 Khu vực châu Á Thái Bình Dương của PwC với chủ đề “Không ngừng đổi mới”, 1.520 CEO trong khu vực tham gia khảo sát đã thể hiện sự tự tin về nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng doanh thu và tính khả thi lâu dài của doanh nghiệp. Một số đã gặt hái được lợi ích từ AI và các hành động về khí hậu. Mặc dù đã có những bước tiến trong chuyển đổi kinh doanh, nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ việc đổi mới và sáng tạo.
Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh mẽ

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam chứng kiến sự phát triển vượt bậc, khẳng định vị trí ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế và xã hội

PwC Việt Nam tổ chức Hack A Day 2024 với chủ đề 'Bảo mật danh tính'

PwC Việt Nam vừa phối hợp với PwC Hồng Kông và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Ma Cao, Singapore, Indonesia và Malaysia, đã tổ chức thành công sự kiện Hack A Day 2024 với chủ đề “Bảo mật danh tính” (Securing Identity). Sự kiện bao gồm cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) dành cho sinh viên các trường đại học và hội thảo về chuyên đề An ninh mạng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data