Hồi sinh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
![]() | “Tiếng lòng” di tích |
![]() | Chung tay gìn giữ cội nguồn dân tộc |
Thở phào cùng “Hải Vân Quan”
Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), trong Đại Nam thực lục chính biên chép rằng "Phía trước, phía sau đều đặt một cửa quan. Ngạch trước viết ba chữ "Hải Vân Quan", ngạch sau viết 6 chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Tương truyền cái tên "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" do vua Lê Thánh Tông đặt, khi ông dừng chân trên đỉnh Hải Vân trong một lần nam chinh.
![]() |
Lãnh đạo hai địa phương ký bản ghi nhớ về phối hợp quản lý di tích tại Lễ đón nhận bằng Di tích cấp quốc gia Hải Vân Quan |
Đúng như tên gọi, Hải Vân Quan là cửa ngõ hiểm yếu trên con đường thiên lý Bắc Nam thuở trước. Các vua triều Nguyễn đã chú trọng xây dựng Hải Vân Quan kiên cố. Chính nhờ vậy, Hải Vân Quan đã góp phần ngăn bước tiến của quân Pháp từ Đà Nẵng ra kinh đô Huế trong cuộc chiến năm 1858. Từ một quan ải lừng lẫy, Hải Vân Quan xuống cấp và có nguy cơ trở thành phế tích.
Có lẽ ít có di tích nào có giá trị đặc biệt như Hải Vân Quan lại có số phận long đong khi trong thời gian dài thiếu sự quản lý, trùng tu hay tôn tạo. Cũng do vị trí Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân, địa danh này là vùng giáp ranh giữa TP. Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Di tích bị bỏ rơi và ngày càng xuống cấp nghiêm trọng xuất phát từ nguyên do hai địa phương chưa tìm được tiếng nói chung. Hàng ngày khách du lịch đến tham quan Hải Vân Quan xả rác, leo trèo lên di tích để chụp ảnh, hoặc khắc tên lên tường lại càng làm cho di tích mau xuống cấp. Các dịch vụ du lịch do không được quản lý nên lôn xộn và không tránh khỏi việc chèo kéo, làm phiền du khách... Những hình ảnh như thế, không khỏi khiến cho người quan tâm đến di tích Hải Vân Quan xót xa.
Sau nhiều cố gắng và nỗ lực để tìm tiếng nói chung, chiều 24/5/2017, tại đỉnh đèo Hải Vân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng UBND TP. Đà Nẵng đã tổ chức lễ công bố và đón nhận bằng Di tích cấp quốc gia Hải Vân Quan. Lãnh đạo hai địa phương cũng ký bản ghi nhớ về phối hợp quản lý di tích, phát huy giá trị Hải Vân Quan; Lập hồ sơ quy hoạch tổng thể tu bổ, tôn tạo, bảo quản và phục hồi di tích Hải Vân Quan gắn với phát triển du lịch bền vững…
Những người quan tâm đến di tích Hải Vân Quan như được thở phào và bày tỏ vui mừng khi biết được tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng cùng đồng lòng giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Với Hải Vân Quan, Chứng nhận Di tích cấp quốc gia là quan trọng. Nhưng có lẽ quan trọng hơn là cái bắt tay giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế để cùng nhau thực hiện công tác bảo tồn, trùng tu, vừa làm sống lại và khai thác những giá trị lịch sử, văn hóa “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.
Để di tích hồi sinh và phát huy giá trị
Ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở VH-TT TP. Đà Nẵng chia sẻ. Dẫu muộn nhưng phải nói việc Hải Vân Quan trở thành Di tích Quốc gia là niềm vui lớn. Hải Vân Quan được triều Nguyễn xây dựng vào đầu thế kỷ XIX, đến nay đã trải qua gần 200 năm. Dù công trình được xây bằng vật liệu kiên cố nhưng qua bao biến thiên của lịch sử và thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung, tình trạng Hải Vân Quan hiện xuống cấp đáng báo động. Hai cửa quan, phần chính của công trình dần bong tróc, lối đi bị xói lở, cây cỏ xâm thực...
Trước thực trạng trên, với sự thống nhất của ngành văn hóa hai địa phương, trước mắt trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế chi kinh phí khoảng 500 triệu đồng để thực hiện một số hạng mục cấp thiết bảo vệ di tích Hải Vân Quan. Hai địa phương sẽ phối hợp xây dựng bộ tiêu chí quản lý Hải Vân Quan, căn cứ trên bộ tiêu chí này để thực hiện.
Sau đó, hai địa phương sẽ tiến hành khoanh vùng bảo vệ Hải Vân Quan để đảm bảo giữ gìn, bảo tồn những hạng mục, yếu tố gốc gắn liền với công trình và tạo cơ sở cho việc phục hồi, tu bổ, tôn tạo cũng như phát huy hiệu quả giá trị của Hải Vân Quan.
Tuy nhiên muốn Hải Vân Quan trở thành điểm đến hấp dẫn thì cần có dự án lớn, đầu tư hàng chục tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo. Việc trùng tu di tích Hải Vân Quan cũng đặt ra nhiều vấn đề, như có nên đập bỏ hay giữ lại các lô cốt do người Pháp xây dựng ở đây hay không?
Thời gian đến hai địa phương sẽ tổ chức các hội thảo, tọa đàm để tham vấn ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, từ đó có cơ sở lập kế hoạch trùng tu, tôn tạo nguyên trạng cho di tích Hải Vân Quan. Điều quan trọng mà lãnh đạo hai địa phương xác định là phải giữ gìn bằng được di tích Hải Vân Quan, để nơi đây không chỉ trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mà còn là điểm kết nối quan trọng giữa hai địa phương.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Dung khẳng định, Hải Vân Quan sẽ góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng; đồng thời là mắt xích quan trọng kết nối hai vùng du lịch Bắc và Nam Trung Bộ.
Lãnh đạo hai địa phương cam kết chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu di tích; tham mưu, đề xuất việc xây dựng và ban hành quy chế quản lý, bảo vệ, phát huy và khai thác di tích, kịp thời chủ động phối hợp ban hành các văn bản chỉ đạo, phân công quản lý, lập phương án tu bổ tôn tạo di tích ngay sau khi di tích được xếp hạng.
Để phát huy giá trị di tích, hai địa phương khẩn trương triển khai đẩy mạnh công tác giới thiệu, tuyên truyền về giá trị các mặt của di tích, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di tích trong cộng đồng để di tích trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
