agribank-vietnam-airlines

Hoàng Hồng Cẩm: Ngọn đèn dầu vẫn tỏa sáng

Thanh Xuân
Thanh Xuân  - 
Dù sống cuộc đời không dài, thậm chí ngắn ngủi, nhưng họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm (1959-2011) đã để lại dấu ấn đậm nét của mình trong giới mỹ thuật Việt Nam.
aa

Phong cách hội họa của anh từng ảnh hưởng tới một số họa sĩ lớp sau. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn ví, đó là “cậu Hoàng Bé” của mỹ thuật Việt, với tâm hồn mãi lành sạch như mặt hồ trong, như chồi vẫn biếc và lá vẫn xanh giữa ánh ngày…

Mới đây, gia đình cố họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm đã xuất bản cuốn sách để tưởng nhớ anh. Cuốn sách được in với số lượng rất hạn chế, chỉ để dành tặng những người thân quý với họa sĩ và gia đình. Chị Triệu Tú Vân, vợ họa sĩ đứng ra biên soạn cuốn sách với tựa đề giản dị “Hoàng Hồng Cẩm”. Chị chia sẻ, từ lâu đã muốn làm một cuốn sách tuyển chọn những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm. Nhưng rất tiếc, tư liệu hình ảnh về các tác phẩm của anh không nhiều. Tuy vậy, rất may, cách đây ít lâu, trước khi qua đời, nhà nhiếp ảnh Đỗ Huy đã tặng lại gia đình chị Tú Vân chiếc đĩa trong đó có file ảnh chụp hàng trăm tác phẩm mà họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm sáng tác trong những năm 1990 cho đến trước khi mất (2011).

hoang hong cam ngon den dau van toa sang
Một bức tranh của Hoàng Hồng Cẩm

Ở cuốn sách này, trong tư cách người biên soạn, chị Tú Vân còn đặt, mời, hoặc tuyển chọn một số bài viết của các nhà phê bình, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà văn đã từng viết về họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm. Đó là nhà phê bình Phan Cẩm Thượng, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, họa sĩ Lương Xuân Đoàn, họa sĩ Đỗ Dũng, nhà văn Ngô Thảo… Cuốn sách đã dựng lên một chân dung họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm có phong cách riêng, với tranh sơn dầu ấn tượng, với tranh minh họa báo chí sinh động, với những “tài lẻ” của anh và cả những bức tranh giấy dó vẽ trên giường bệnh cùng nhiều tác phẩm sơn dầu dang dở chưa kịp ký tên còn trong phòng vẽ…

Đáng quý nữa là những bài viết của những người thân, trong đó có con trai, con gái và vợ họa sĩ. “Em được truyền cảm hứng từ anh với sức lan tỏa lớn, những mảng màu mạnh mẽ, những phác thảo mộc mạc mà duyên dáng… Tất cả những gì anh vẽ đều toát lên vẻ đẹp tinh thần đằm thắm, chứa đựng những tình cảm nồng nàn… Em đã thay anh chèo lái con thuyền gia đình trong vòng xoáy cuộc đời, với niềm lạc quan vô bờ bến… Làm cuốn sách này em ước được như nàng Bân đan áo cho chồng… những mong vừa vặn, ấm áp với anh…”, chị Tú Vân viết.

Hoàng Hồng Cẩm sinh ngày 24/9/1959, là con trai út của họa sĩ Hoàng Lập Ngôn. Nhiều người vẫn còn nhớ ngôi nhà số 33 Hàng Dầu (Hà Nội) từng là địa chỉ của giới văn nghệ sĩ Hà thành. Vẫn còn hình ảnh cho thấy, có thời điểm trên tầng hai treo bức phướn có chữ ký, bức tự họa tinh tướng và logo bánh xe ngựa cùng chữ ký của danh họa Hoàng Lập Ngôn. Tại ngôi nhà này, Hoàng Hồng Cẩm đã được sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt những năm tháng tuổi thơ.

Sinh ra trong không gian nghệ thuật ấy, từ sớm, Hoàng Hồng Cẩm đã được thừa hưởng khí chất của cha. Cũng từ rất sớm, họa sĩ Hoàng Lập Ngôn nhắn nhủ con trai út: “Trong cuộc sống, không cứ trong nghệ thuật, hãy luôn mang lại niềm vui cho người khác”.

Ngoài hội họa, Hoàng Hồng Cẩm học được ở cha nhiều bài học về tình bạn. “Khi tôi vào học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (chuyên ngành Điêu khắc), có lần họa sĩ Bùi Xuân Phái đến nhà chơi, bác Phái xem những bức tranh sơn dầu đầu tiên của tôi vẽ và khen hai chữ: “Được đấy!”. Đợi bác Phái về, cha tôi mới nói với tôi: “Bác ấy đùa thôi, đừng vội mừng”. Tôi tự hiểu cha tôi muốn dạy tôi một bài học rằng: Không bao giờ được thỏa mãn trong sáng tạo. Cha thường bảo tôi rằng: Con phải vẽ thế nào để người xem thấy bức tranh như đang “nở” ra. Ghi tâm những điều cha dạy bảo, tôi dấn thân vào hội họa và nhận ra rằng, nghệ thuật là con đường riêng của mỗi người. Quan trọng nhất là mình không giống bất kỳ ai. Nghệ thuật không có con đường vòng, nó là con đường thẳng và nếu anh chấp nhận đi trên con đường ấy, anh phải trả giá”- ấy là lời tâm sự trong di cảo Hoàng Hồng Cẩm để lại.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn bảo, mỗi bức tranh của Hoàng Hồng Cẩm là một trạng thái của nỗi cô đơn toát ra từ màu, từ hình. Những con người, đa phần là đàn bà, mang vẻ mặt thuần hậu ngơ ngác đến mức lạc thời, lẻ loi trong khoảng không gian chập chờn nửa thực nửa hư, bên cạnh một con gà, con cá hay ngọn đèn. Tuồng như chúng hiện diện để tăng thêm nỗi cô đơn hơn để chia sẻ. Họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm thường vẽ những kẻ vô danh, bình dị, những kẻ mang trong mình nỗi niềm sâu kín, chẳng có nhu cầu phiền lụy tới ai, chỉ biết nhìn quanh quất đi đâu đó trong cái không gian mờ ảo của sự im lặng thiêng liêng. Bên cạnh cái cô đơn của người phụ nữ trẻ có một ngọn đèn già nua bình thản sáng, chẳng gắt gao, chẳng tìm kiếm, chỉ sáng, lặng lẽ như một đối chứng, một lời nhắc nhở. Đèn ấy vừa là đèn trời, vừa là đèn tâm, vừa là đèn tục. Chúng còn soi sáng mãi, vượt thời gian, vượt không gian, vượt qua thăng trầm thế cuộc chỉ để làm đúng với thiên chức của mình.

Những ai đã gặp Hoàng Hồng Cẩm, đều nhận ra ở anh một cá tính kỳ lạ. Cá tính ấy nhiều người thấy ngại. Nhưng khi đã gặp, đã thân, đã nhận ra sự cô đơn và trẻ thơ trong con người Hoàng Hồng Cẩm, người ta lại cảm thấy quý anh, thương anh. Cũng bởi thương yêu, quý trọng, bạn bè thân còn gọi anh với nhiều biệt danh: “Cẩm say”, “Cẩm điên”, “Cẩm quan họ”… Riêng chuyện say của anh cũng rất nhiều giai thoại. Dù Cẩm không phải là người uống nhiều, nhưng hay uống. Mà những người hay uống thì thường ăn rất ít. Người ngoài nhìn vào cứ như người đó đang tự hành hạ thân xác của mình.

Giờ đây, cầm trên tay cuốn sách để nhớ về Hoàng Hồng Cẩm sau 11 năm anh đi xa, ta vẫn gặp lại những tác phẩm của anh, với hình ảnh cây đèn dầu tựa như một logo, một biểu tượng của hội họa Hoàng Hồng Cẩm, được anh gửi gắm, cài đặt trong nhiều tác phẩm. Ngọn đèn dầu ấy vẫn tỏa ánh sáng lấp lánh, thậm chí rọi sáng một khoảng của mỹ thuật Việt.

“Khi tôi cầm cọ, tôi luôn mong muốn là, khi xem những bức tranh mình vẽ, mọi người sẽ cảm nhận được cuộc sống này thật đẹp và hãy gác lại muộn phiền để đón nhận những niềm vui đang đến với mình khi mỗi bình minh thức dậy… Nhưng khi đã nhìn thấy ánh dương, thì cũng phải nhận ra sự cô đơn của chính mình!”.

Họa sĩ Hoàng Hồng Cẩm

Thanh Xuân

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data