agribank-vietnam-airlines

Để gìn giữ ngọn lửa nghệ thuật truyền thống

Hoàng Anh
Hoàng Anh  - 
Nghệ thuật truyền thống nước ta đang đứng trước nhiều nỗi lo hiện hữu: thiếu vắng khán giả, thiếu lớp trẻ giữ nghề, các trường nghệ thuật chật vật và khó khăn trong công tác tuyển sinh... Vì thế, thắp lửa và giúp các bộ môn nghệ thuật truyền thống lan tỏa, tạo ra nguồn lực kế thừa, phát triển trong tương lai vốn luôn là điều nan giải ở Việt Nam lâu nay.
aa

Không khó để nhận thấy, nghệ thuật truyền thống bao gồm các bộ môn tuồng, chèo, cải lương, ca kịch, dân ca, xiếc... đang bị nhiều loại hình giải trí thời đại mới lấn át. Chính vì điều này, các buổi diễn nghệ thuật truyền thống thường thưa vắng người xem, một phần vì các tác phẩm chưa thật sự cuốn hút, nhiều chương trình, vở diễn, tiết mục được dàn dựng lại từ kịch bản đã phủ bụi thời gian nên không có sự mới lạ. Cũng từ đây, không ít nhà hát, đơn vị biểu diễn nghệ thuật gặp khó khăn, thiếu kinh phí để duy trì hoạt động hoặc đầu tư cho những tác phẩm mới.

Để gìn giữ ngọn lửa nghệ thuật truyền thống
Cảnh trong một vở diễn tốt nghiệp của sinh viên lớp Diễn viên Cải lương (Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội)

Thực tế cũng cho thấy, các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương và Dân ca đang bị khủng hoảng nguồn nhân lực nên không giữ được vai trò, vị trí vốn có trong đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống mà các thế hệ cha anh đã dày công vun đắp qua chiều dài lịch sử đang có nguy cơ mai một, thất truyền.

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch (VH-TT&DL) cho biết, hiện nay hầu hết các đơn vị nghệ thuật sân khấu truyền thống đang bị thiếu hụt nghệ sĩ, diễn viên và nhạc công. Nhiều năm qua, các cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu sinh viên các ngành nghệ thuật biểu diễn sân khấu truyền thống và nhạc công của khoa kịch hát dân tộc. Nhiều đơn vị nghệ thuật truyền thống không có gương mặt nghệ sĩ trẻ, có tâm huyết và cả tài năng để dàn dựng tác phẩm. Đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn lành nghề hầu hết đã lớn tuổi, tình trạng khan hiếm tài năng trẻ ngày càng trở nên trầm trọng.

Không những thế, nhiều trường đào tạo nghệ thuật cũng cho biết rất khó khăn trong việc tuyển sinh dù thời gian qua Nhà nước cũng như Bộ VH-TT&DL, các trường, nhà hát... có những chính sách ưu đãi với thí sinh thi, học sinh, sinh viên học các ngành về nghệ thuật truyền thống.

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cho biết, 6 năm qua, trường không thể tổ chức được khóa diễn viên tuồng nào vì không có hồ sơ dự tuyển. Mùa tuyển sinh gần nhất, Khoa Kịch hát dân tộc của trường này chỉ tuyển được đủ chỉ tiêu môn diễn viên cải lương, các môn diễn viên chèo, múa rối phải đào tạo thấp hơn chỉ tiêu để bảo đảm chất lượng đầu vào. Môn nhạc công kịch hát truyền thống chỉ 2 em đăng ký nên phải dừng đào tạo.

Trong khi đó, Trường Cao đẳng Múa Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không năm nào tuyển đủ chỉ tiêu bộ môn kịch múa, ballet, biên đạo. Ngoài ra, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội với các bộ môn biểu diễn nhạc cụ đàn tỳ bà, sáo, đàn bầu… rất ít người trẻ đăng ký học; Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Việt Nam dù có hàng nghìn hồ sơ dự tuyển nhưng chỉ tuyển được vài chục em.

Nghệ thuật truyền thống nói chung đang đứng trước nguy cơ mai một, các trường đào tạo luôn thiếu các tài năng trẻ theo học có nhiều nguyên nhân khác nhau. Riêng với các trường nói trên, mặc dù từ năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2013/NĐ-CP quy định bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP về miễn giảm học phí, trong đó ghi rõ: “Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc…” nhưng tình trạng thiếu hụt học sinh, sinh viên theo học chưa được cải thiện.

Bên cạnh đó, Bộ VH-TT&DL cũng đã thông qua “Đề án đào tạo diễn viên, nhạc công cho các đơn vị nghệ thuật tuồng, nghệ thuật chèo, nghệ thuật cải lương và dân ca kịch chuyên nghiệp trong cả nước giai đoạn 2016 - 2020” từ năm 2015 nhưng đến nay đề án vẫn chưa đạt được những mục tiêu như kỳ vọng.

“Bấp bênh như chèo, nghèo như cải lương, đoạn trường như tuồng, buông lơi như xiếc” là câu cửa miệng và cũng là nỗi niềm của những người gắn bó lâu năm với những bộ môn nghệ thuật này. Dăm bảy năm miệt mài “kinh sử” trong nhà trường, hàng chục năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trên sàn diễn, tự mình hóa thân hỉ, nộ, ái, ố cùng nhân vật, nhất là phải lao tâm khổ tứ lắm mới luyện tập và giữ gìn được “thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần” để tồn tại được với nghề, nhưng có một thực tế là phần lớn các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu truyền thống, nhất là ở khối các đơn vị nghệ thuật địa phương, đang phải vật lộn với nỗi lo “cơm áo gạo tiền”.

Để vực dậy cũng như tạo ra được nguồn lực, thế hệ trẻ giữ lửa nghệ thuật truyền thống từ các đơn vị đào tạo, các nhà hát... vốn là một bài toán khó ở nước ta nhiều năm qua.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Ngọc Tuấn, nguyên Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, muốn có nhân lực, trước hết cơ chế, chính sách về thu nhập của nghệ sĩ phải phù hợp với cuộc sống. Bên cạnh đó, ông Tuấn cho rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nghệ thuật truyền thống cần có sự vào cuộc của nhiều đơn vị, bộ ngành khác.

Điển hình như chương trình đưa sân khấu vào học đường, sự phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian qua đã đưa nghệ thuật truyền thống đến với thế hệ trẻ, giúp các em hiểu về sân khấu truyền thống, tạo nên một lớp công chúng trong tương lai. Nếu có sự vào cuộc của các bộ, ngành khác, đưa sân khấu đến với công chức, viên chức nữa thì sẽ nới rộng “biên độ” phục hồi sân khấu truyền thống.

Hoàng Anh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data