agribank-vietnam-airlines

Để công trình tôn giáo vẹn nguyên bản sắc

Diên Khánh
Diên Khánh  - 
Hoành tráng mà thiếu bản sắc, đầu tư nhiều tiền nhưng thiếu thẩm mỹ, rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, kiến trúc sư băn khoăn bởi các công trình tôn giáo, tín ngưỡng được xây mới.
aa

Những biện pháp hiệu quả để các công trình không bị lai căng, pha tạp, giữ vẹn bản sắc văn hóa Việt Nam cần rốt ráo triển khai, cụ thể là xây dựng một bộ quy chuẩn về kiến trúc, với cơ chế quản lý chặt chẽ.

Để công trình tôn giáo vẹn nguyên bản sắc
Ảnh minh họa

Chẳng khó để chỉ ra những công trình tôn giáo tín ngưỡng xây mới quá chú trọng sự hoành tráng, phô trương nhưng để tìm ra những nét độc đáo, gợi về những giá trị kiến trúc, văn hóa tâm linh của dân tộc thì hiếm hoi.

Nhiều công trình đền chùa xây đến hai, ba tầng, đua theo những kỷ lục phù phiếm, sao chép mẫu mã, tô son, đắp vẽ những mẫu hoa văn xa lạ, đưa linh vật, tượng thờ ngoại lai vào công trình, làm giảm sự thiêng liêng, tăng phần kệch cỡm ở những nơi chốn đáng lẽ phải tôn nghiêm hàng đầu.

Nhìn vào đó, người ta chỉ thấy sự vận dụng một cách máy móc, thiếu sáng tạo, nhằm tạo ra công trình bền vững về công năng và đạt được cái đẹp theo ý thích của chủ đầu tư. Tức là chỉ thỏa mãn công năng công trình mà hạn chế khả năng sáng tạo của kiến trúc sư (KTS) thiết kế.

Nhìn vào đó, không ít kiến trúc sư, các nhà nghiên cứu bất bình, thậm chí sợ hãi không dám bước vào các công trình quá lớn mang tính dọa nạt, không có cảm xúc, không thấy bình an.

KTS Trần Huy Ánh chia sẻ: Nhiều công trình xây dựng khoảng 20 năm trở lại đây tại Việt Nam có chức năng phục vụ các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Tôi cũng rất băn khoăn không biết nên gọi những công trình này là gì, bởi lẽ không thể gọi là những “ngôi chùa”- theo như hình dung của chúng ta về những “ngôi chùa” đã được xây dựng trước năm 1954 ở miền Bắc hay trước 1975 ở miền Nam. Phần lớn công trình mới có sự khác biệt đầu tiên là có kích thước to lớn, tọa lạc trên những diện tích đất rộng…

Không ít chuyên gia và những người có tâm đối với các công trình tôn giáo, tín ngưỡng còn tỏ ra lo ngại về sự “năng động mà hỗn loạn”. Quá nhiều trong đó sa đà vào chủ nghĩa hình thức, nặng về sáo mòn, sao chép vốn cổ hoặc giả cổ, với trang trí lòe loẹt, nặng phô trương bên ngoài mà xem nhẹ bố cục bên trong.

Thậm chí, đã và đang diễn ra hiện tượng mạnh ai nấy làm, với mục đích kinh doanh, khiến cho nhiều di tích quý giá bị phá bỏ, nhiều nét cổ mà các vị tổ sư dày công tôn tạo biến mất. Như vậy chẳng trách, sau khi công trình hoàn thành, chẳng thấy sự tôn kính đâu, mà các hoạt động cúng lễ cũng hết sức lộn xộn, người đi lễ mang tất cả tính toán phàm trần vào di tích, dùng tiền để cầu mong lợi lộc.

Tháng 8/2015, sau đợt kiểm tra sơ bộ, Bộ Xây dựng đã chỉ ra rất nhiều sai phạm trong xây dựng, quản lý các công trình tôn giáo, tín ngưỡng. Nhiều cơ sở tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo đã mở rộng xây dựng chùa chiền bừa bãi, không tuân thủ theo quy định pháp luật về đất đai và xây dựng công trình.

Hiện tượng xây dựng cơ sở tôn giáo không phép, xây dựng như là công trình của gia đình, không có nhà thầu có tư cách pháp nhân, thiếu đơn vị giám sát thi công, sai lệch hồ sơ xin phép trở nên khá phổ biến trong cả nước. Thậm chí có cơ sở còn lấn chiếm đất công trái phép để xây dựng như Linh Sơn Tự ở Sầm Sơn (Thanh Hóa).

Hay như trường hợp phá đỉnh núi Tam Đảo để xây dựng chùa Thiên Phúc, vi phạm vào vùng lõi cần bảo vệ của Vườn quốc gia Tam Đảo. Khi mới tiến hành khởi công, các cơ quan chức năng có lên đình chỉ, song chỉ một thời gian sau việc xây dựng lại được lén lút thực hiện.

Ngoài xốc lại công tác quản lý chặt, nâng cao trách nhiệm và tính toán kỹ trước khi xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng nên sớm đưa ra bộ tiêu chí đánh giá các công trình tôn giáo, tín ngưỡng, để tránh quản lý và đánh giá cảm tính. Làm được những điều ấy, chắc chắn sẽ giảm dần hiện tượng cẩu thả, dễ dãi cũng như những sự việc lộn xộn trong đời sống tâm linh.

Diên Khánh

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data