agribank-vietnam-airlines

Cải thiện NIM vẫn là bài toán khó

Hạ Chi
Hạ Chi  - 
Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam khẳng định, việc đưa tỷ lệ biên lãi ròng (NIM) trở về mức cao là một bài toán khó với hệ thống ngân hàng. Giải pháp trước mắt là tập trung tối ưu hóa chi phí vận hành, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng tỷ lệ CASA… để cải thiện NIM.
aa
Áp lực thu hẹp NIM NIM ngân hàng sẽ cải thiện, nhưng có phân hóa
Cải thiện NIM vẫn là bài toán khó

Tỷ lệ NIM của hệ thống ngân hàng đang có xu hướng thu hẹp trong thời gian gần đây. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thưa ông?

Theo số liệu thống kê trên toàn hệ thống, tỷ lệ NIM giảm ở đa số các nhà băng. Điều này phản ánh diễn biến thực tế của thị trường. Hiện nay, ngành Ngân hàng đang chịu áp lực rất lớn khi phải tăng lãi suất huy động, tăng tính hấp dẫn kênh tiền gửi so với các kênh đầu tư khác. Bởi thời gian trước đó, lãi suất tiết kiệm đã xuống mức rất thấp, trong khi các kênh đầu tư khác đang có mức sinh lời tốt. Do vậy để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, ngân hàng phải điều chỉnh tăng lãi suất để hút khách. Ngoài ra, do tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay dài hạn theo quy định mới điều chỉnh giảm nên các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi ở một số kỳ hạn dài để đáp ứng cho vay dài hạn của ngân hàng.

Lãi suất huy động tăng nhưng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn, chỉ khởi sắc ở một số lĩnh vực. Do vậy, các ngân hàng phải cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp để hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế và đạt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm nay. Chính vì vậy, NIM thu hẹp là điều tất yếu. Chưa kể, tình hình nợ xấu của nhiều ngân hàng có dấu hiệu gia tăng gần đây khiến họ bắt buộc phải tăng trích lập dự phòng, đây cũng là yếu tố gia tăng chi phí.

Xu hướng chung là NIM giảm nhưng vẫn có ngân hàng duy trì chỉ số này khá ổn định. Phải chăng có sự phân hoá giữa các nhà băng, thưa ông?

Trên thực tế thì rõ ràng có sự phân hóa về tỷ lệ NIM giữa các ngân hàng. Đa số các nhà băng ghi nhận NIM giảm nhưng vẫn có một số ngân hàng cải thiện được tỷ lệ này. Yếu tố giúp NIM đi ngang hoặc tăng nhẹ là nhờ vào việc ngân hàng có kế hoạch quản lý về nguồn vốn một cách tốt hơn, mức độ rủi ro thấp hơn khiến chi phí huy động vốn tối ưu, kể cả trực tiếp từ người dân hay trên thị trường thứ cấp.

Bên cạnh đó, chi phí về hoạt động của các ngân hàng cũng rất khác nhau. Có những ngân hàng đi trước về mặt công nghệ, có tệp khách hàng tốt, quy mô của khoản vay lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn về chi phí cho quá trình thẩm định, phê duyệt khoản vay. Ngoài ra, nếu công tác quản trị rủi ro về mặt tín dụng được thực hiện một cách hiệu quả thì mức độ NIM bị ảnh hưởng sẽ thấp hơn các ngân hàng khác. Đây là những yếu tố cơ bản dẫn đến có sự khác biệt về tỷ lệ NIM giữa các TCTD.

Phấn đấu tỷ lệ NIM như giai đoạn trước đại dịch là một bài toán khó. Vậy các TCTD cần có những giải pháp nào để giữ NIM không quá mỏng, thưa ông?

Các ngân hàng vẫn phải tiếp tục bám sát tín hiệu thị trường để đảm bảo lãi suất huy động vốn ở mức độ đủ hấp dẫn nhưng cũng không bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh về lãi suất tiền gửi. Thứ hai là cần đặc biệt chú trọng công tác về quản trị rủi ro đảm bảo về thanh khoản để tránh phải dùng lãi suất để cạnh tranh trong việc huy động vốn.

Ngoài ra, cũng cần tối ưu chi phí hoạt động, tăng cường áp dụng công nghệ. Tất cả những yếu tố đó sẽ góp phần cải thiện NIM trong thời gian tới. Một yếu tố quan trọng nữa giúp ngân hàng chống chọi với việc NIM bị thu hẹp trong bối cảnh chưa tăng lãi suất cho vay, khó giảm lãi suất huy động đó là nâng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Việc thu hút lượng tiền gửi giá rẻ này vừa giảm thiểu sức ép lên NIM vừa gia tăng hiệu quả hoạt động. Rõ ràng các nhà băng kiểm soát được chi phí đầu vào, có chất lượng tín dụng tốt, nợ xấu thấp thì NIM cũng sẽ tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

Hạ Chi

Tin liên quan

Tin khác

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Kiến thức tài chính – hành trang không thể thiếu trong học đường

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 172/TB-VPCP ngày 11/4/2025 kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện tại Phiên họp lần thứ hai. Trong đó nêu rõ cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao kiến thức, hiểu biết về tài chính và kỹ năng sử dụng dịch vụ tài chính, quản lý tài chính cá nhân cho người dân.
Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Chênh lệch giá vàng mua – bán tăng: Rủi ro cao cho nhà đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế, khi thời điểm thị trường vàng biến động, nắm bắt tâm lý người dân đổ xô đi mua, các nhà vàng sẽ tăng biên độ giá mua vào và bán ra đẩy rủi ro cho người tiêu dùng. Vì thế cần thận trọng giao dịch lúc này bởi giá mua - bán vàng chênh lệch cao người dân rất dễ chịu thiệt.
Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Sáng 14/4: Tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (14/4), tỷ giá trung tâm giảm 37 đồng so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại phần lớn các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng với biên độ phổ biến từ 25-50 đồng so với phiên trước.
Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Lan tỏa tín dụng chính sách ở Quảng Ngãi

Trên khắp nẻo đường quê hương núi Ấn - sông Trà, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tập thể NHCSXH chi nhánh Quảng Ngãi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Giáo dục tài chính: “Bệ phóng” cho chiến lược tài chính toàn diện

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến 2030.
Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Hà Nội bố trí 6.000 tỷ đồng uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội

Giai đoạn 2025 - 2030, Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 6.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nhóm đối tượng chính sách.
“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

“Tài chính thông minh”: Mô hình giáo dục tài chính thiết thực

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Ngọc - Giám đốc Hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu nhận định, việc Thời báo Ngân hàng và Tập đoàn FPT – thông qua hệ thống VioEdu – phối hợp tổ chức sân chơi “Tài chính thông minh” giúp mang đến một mô hình giáo dục tài chính thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với các em học sinh.
Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Chuẩn hóa quy định nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngày 12/04/2025, tại Hà Nội, Học viện Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đồng tổ chức Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân lần thứ 2 với chủ đề: "Chân dung và vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân với sự phát triển bền vững của thị trường tài chính".
Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Sáng 12/4: Bạc xanh tiếp tục lao dốc

Theo khảo sát của thoibaonganhang.vn, tính đến 9h sáng nay (12/4), tỷ giá trung tâm không đổi so với phiên trước đó. Giá mua - bán USD tại tất cả các ngân hàng thương mại được điều chỉnh tăng - giảm với biên độ phổ biến từ 50-90 đồng so với phiên trước.
Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Giải pháp thanh toán không tiền mặt cho hệ thống xe buýt công cộng

Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data