agribank-vietnam-airlines

Bảo tồn văn hóa Cơ Tu

Bài và ảnh Thảo Nguyên
Bài và ảnh Thảo Nguyên  - 
Mục tiêu của đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022 - 2030” là đến năm 2030, các thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu được bảo tồn và hoạt động hiệu quả; Các lễ hội truyền thống được phục dựng, lưu giữ thông qua tư liệu, hình ảnh, phim.
aa

Xây dựng chính sách hỗ trợ

UBND Đà Nẵng vừa phê duyệt đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022 - 2030” với kinh phí hơn 30 tỷ đồng. Đề án được triển khai thực hiện ở 3 xã là: Hòa Bắc, Hòa Phú và Hòa Ninh thuộc huyện Hòa Vang, nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu, tạo động lực phát triển văn hóa gắn với du lịch.

bao ton van hoa co tu
Nghệ nhân Cơ Tu điêu khắc tượng gỗ trước nhà Gươl thôn Tà Lang xã Hòa Bắc

Theo đề án, thành phố có chính sách hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa và truyền thông về giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cơ Tu; Hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa và người có uy tín trong cộng đồng; Đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa; mở rộng giao lưu văn hóa; bảo tồn và phát huy các thiết chế văn hóa truyền thống. Cùng với đó, các sở, ngành của địa phương phối hợp vận động bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào Cơ Tu; Kêu gọi đầu tư các thiết chế văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Cơ Tu tham gia giao lưu ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch với những dân tộc ở các địa phương, vùng, miền trong cả nước; Tổ chức các đoàn khảo sát điểm du lịch văn hóa cộng đồng, tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách du lịch; Phổ biến kiến thức về văn hóa truyền thống đồng bào Cơ Tu dưới hình thức một môn học hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa ở các trường học; Tổ chức các hoạt động sưu tầm, sáng tạo và phổ biến tác phẩm văn học, nghiên cứu về dân tộc Cơ Tu...

Mục tiêu của đề án là đến năm 2030, các thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu được bảo tồn và hoạt động hiệu quả; Các lễ hội truyền thống được phục dựng, lưu giữ thông qua tư liệu, hình ảnh, phim. Đồng thời, phục hồi và phát triển nghề dệt thổ cẩm; Hỗ trợ các nghệ nhân trong việc trao truyền, đào tạo những người kế cận; Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cho cán bộ văn hóa vùng đồng bào Cơ Tu. Bên cạnh đó, hỗ trợ xây dựng các Câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ truyền thống, xây dựng tủ sách cộng đồng và trang bị các dụng cụ tập luyện thể dục thể thao tại các thôn vùng đồng bào Cơ Tu.

Có thể nói, nền văn hoá Cơ Tu đã hình thành và lưu giữ được những nét đặc sắc, in đậm dấu ấn đời sống, tín ngưỡng. Trong một năm, đồng bào Cơ Tu có nhiều lễ hội lớn như lễ hội được mùa, lễ hội mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ mừng nhà Gươl… Những điệu múa dân gian được duy trì thường xuyên trong các lễ hội này. Với cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, núi rừng, trải qua nhiều thế hệ, đồng bào Cơ Tu đã sáng tạo nên những điệu dân vũ mang đậm hơi thở cuộc sống và tâm linh. Vũ điệu của người Cơ Tu mang vẻ đẹp của nghệ thuật tạo hình, của âm nhạc, của hình thể, trang phục… Người Cơ Tu tự hào về nghệ thuật múa đặc sắc của mình. Những điệu múa là hiển thị tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, thấm đẫm hơi thở của đại ngàn, của những ché rượu cần ngất ngây men say trước nhà Gươl. Tất cả cùng góp vào hương sắc trăm miền của không gian văn hóa Việt.

Phát huy giá trị văn hóa

Đà Nẵng hiện có khoảng 4.942 người thuộc 28 dân tộc thiểu số, trong đó người Cơ Tu chiếm 24,3% (1.198 người). Công tác bảo tồn văn hóa Cơ Tu được UBND Đà Nẵng triển khai từ năm 2018. Từ đó đến nay, cộng đồng người Cơ Tu sinh sống tại địa phương được chính quyền quan tâm, tạo điều kiện phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống và tạo thành nguồn lực phát triển kinh tế. Trong đó, dự án “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc Cơ Tu” tại hai thôn Tà Lang và Giàn Bí thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hoà Vang được triển khai năm 2015 là một minh chứng sinh động.

Nhằm phục vụ khách tham quan, trải nghiệm nơi đồng bào Cơ Tu sinh sống, địa phương bước đầu phục dựng các nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật múa cồng chiêng, múa tung tung da dá, tìm hiểu các loại cây thuốc, kể chuyện bản làng. Đặc biệt, một số món ăn đặc sản của đồng bào Cơ Tu như ốc suối, cá liên, rượu cần, bánh sừng trâu, cơm lam, thịt trâu gác bếp, gỏi hoa chuối rừng, măng chua… đã có mặt trên các mâm cơm đãi khách.

Với mục tiêu tạo nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, UBND xã Hòa Bắc đã thành lập 8 nhóm phục vụ du lịch (có 62 hộ), gồm các nhóm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh. Đồng thời cũng lập 2 tổ hợp tác du lịch sinh thái cộng đồng tại 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí với hàng chục hộ dân tham gia. Các nhóm được hỗ trợ công cụ, đào tạo tiếng Anh giao tiếp miễn phí; được tập huấn nâng cao năng lực làm du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh đẹp. Ở thôn Giàn Bí, mô hình homestay bằng nhà sàn thể hiện nét văn hóa bản địa giúp du khách có thêm trải nghiệm thú vị liên quan đến bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu. Khi khách có nhu cầu, các nhóm phục vụ trên địa bàn kết nối tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực đồng bào Cơ Tu.

Ông Pham Tấn Xử, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao Đà Nẵng chia sẻ: “Cùng với đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu giai đoạn 2022 - 2030” vừa được thành phố phê duyệt, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng vừa tạo công ăn việc làm cho đồng bào Cơ Tu, vừa gắn với công tác bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống. Ngoài giá trị kinh tế, điều ý nghĩa nhất chính là phục dựng được các giá trị văn hóa truyền thống, cũng như kích thích người dân tham gia hoạt động bảo tồn. Đây là hướng đi phù hợp, lâu dài, xuất phát từ vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng người Cơ Tu”.

Bài và ảnh Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam (KTO Việt Nam) tham dự Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025 từ ngày 10-13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội I.C.E và là một trong những gian hàng lớn nhất tại sự kiện với nhiều hoạt động đặc sắc.
Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20/4/2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Lễ kỷ niệm cấp quốc gia với các chương trình diễu binh, diễu hành, bắn pháo hoa nghệ thuật... được tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh mừng 50 năm thống nhất đất nước.
Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Ngày hội văn hóa SHB và T&T Group 2025 là minh chứng rõ nét về sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong việc tạo động lực, kết nối con người và thúc đẩy tổ chức phát triển cùng đất nước. Cách sự kiện được tổ chức đã đặt ra những chuẩn mực mới cho việc làm văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam.
Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

Hàng năm, cứ đến dịp từ ngày 6 - 8/3 âm lịch, người dân và du khách thập phương lại nô nức trở về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để tham dự Lễ hội đền thờ Lê Hoàn. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 3 - 5/4/2025 (tức ngày 6 - 8/3 âm lịch), nhân kỷ niệm 1020 năm ngày mất của Hoàng đế Lê Đại Hành (1005 - 2025). Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc mà còn là cơ hội để người dân gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của quê hương.
“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Trong 2 ngày 29/3 và 30/3, buổi casting “Tân binh toàn năng” với sự đồng hành của ngân hàng Techcombank đã diễn ra tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Sáng ngày 27/3/2025, nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ TP. Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng TP. Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), TP. Đà Nẵng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu.
Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Theo kế hoạch nghỉ lễ năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, người lao động trên cả nước sẽ có hai kỳ nghỉ dài ngày trong tháng Tư, bao gồm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4, 1/5.
Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia

Ngay trong ngày khai mạc, lễ hội đã thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế đến tham dự và thưởng thức. Sự kiện diễn ra tại Ocean City Hà Nội, mở cửa đến hết ngày 23/3, hứa hẹn mang tới trải nghiệm ẩm thực hiếm thấy cho thực khách.
Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Khát vọng kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới: Thấy gì từ Ngày hội Văn hoá T&T – SHB?

Trước vận hội mới của dân tộc và bước chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, khối doanh nghiệp tư nhân đang thể hiện sức mạnh và khát vọng phát triển vượt bậc. Ngày hội Văn hoá T&T – SHB 2025 là minh chứng sống động cho tinh thần đổi mới, sáng tạo và cam kết của các doanh nghiệp tiên phong.
AI
B - Edu
B - Finance
B - Data