Xúc động nhìn lại những tư liệu báo chí quý giá
![]() | Khai trương Bảo tàng Báo chí Việt Nam |
![]() | Trân trọng những đóng góp to lớn của các nhà báo và người làm báo |
![]() | Báo chí đã đồng thanh hiệp lực |
Đến thăm Bảo tàng ngày khai trương, nhà báo lão thành Hà Đăng năm nay đã 91 tuổi nhưng tinh thần ông vẫn vô cùng minh mẫn, nhìn những kỉ vật được trưng bày, ông rưng rưng nhớ lại chặng đường làm báo 70 năm của mình.
Nhà báo Hà Đăng chia sẻ: “Tôi có nhiều kỉ niệm trong nghề báo, từ những bài báo đầu tiên. Tôi rất cảm động trong hôm nay, khi mình cũng đóng góp một phần cho sự nghiệp báo chí. Tôi như được sống lại nhiều kỉ niệm khi nhìn những tờ báo cách mạng đang đặt tại nơi đây, một thời chúng tôi từng phụ trách tạp chí của quân khu”.
Đã là nhà báo, một ngày còn cầm bút là một ngày cần phải học, phải khiêm tốn học tập, kiến thức về nghề không có giới hạn - nhà báo Hà Đăng nhắn nhủ tới thế hệ làm báo hôm nay.
![]() |
Nhà báo Hà Đăng thăm quan khu trưng bày báo chí cách mạng |
Còn với đạo diễn, NSƯT Phạm Việt Tùng - một quay phim chiến trường xông pha trên mọi mặt trận, ông bồi hồi nhớ lại một thời làm báo cách mạng cực gian khó và nguy hiểm.
“Tôi vào nghề từ những năm 1957, kỉ niệm sâu đậm nhất là những ngày được Bác Hồ chỉ dạy cách làm báo. Tôi còn nhớ những lời dạy của Bác Hồ, như khi quay cảnh câu cá cùng Bác, rồi Bác dạy cách lấy ánh sáng khi quay. Chúng ta tự hào nền báo chí Việt Nam có Bác là người thầy. Bác nói là người làm báo cần khiêm tốn” - NSƯT Phạm Việt Tùng chia sẻ. Theo ông, thế hệ bây giờ cần nhắc nhở bản thân làm báo chính là làm chính trị, phải học nhiều về chính trị, vững vàng lập trường thì mới làm nghề tốt.
![]() |
Máy in Typô sản xuất năm 1966, do Công ty cổ phần in Việt Lập - Cao Bằng hiến tặng. Đây là hiện vật duy nhất còn sót lại gắn với hơn nửa thế kỷ trước của nhà in Việt Lập |
Là nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa, nhà báo Nguyễn Khắc Xuể chiêm nghiệm, làm báo trong chiến trường khó khăn và gian nan. Ông nhớ lại những lần đi vào quân khu 4, quân khu 5 không dám ngủ, đi bằng tàu, rồi cảm giác vinh hạnh, vui sướng khi hồi ấy nhận được một chiếc máy ảnh cũ. Theo nhà báo Nguyễn Khắc Xuể, bảo tàng đã thu thập hiện vật rất kiên trì, công phu, đó là những kỉ niệm vô giá về thời khắc lịch sử không tái hiện được.
![]() |
Chiếc máy đánh chữ thời làm báo cách mạng xưa |
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, chia sẻ: Đến với bảo tàng, không chỉ thấy dòng chảy của lịch sử báo chí, mà còn nhìn lại lịch sử của đất nước chúng ta, dân tộc chúng ta. Những hình ảnh, hiện vật được trưng bày ở báo tàng gây một niềm xúc động sâu sắc về lịch sử của báo chí nước nhà. Từ khi khởi đầu bằng tờ Gia Định báo (1865), đến giờ là 155 năm, báo chí Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta nhìn trên các ấn phẩm thấy được dòng chảy của lịch sử, gương mặt của đất nước.
![]() |
Chiếc máy quay phim thời xưa |
Theo ông Lợi, báo chí luôn đồng hành cùng công cuộc xây dựng đất nước từ xưa cho đến bây giờ, những người làm báo luôn luôn ở trên tuyến đầu, những mặt trận đấu tranh nguy hiểm nhất. Các thế hệ nhà báo trẻ, các thế hệ nhà báo có thể đến đây học tập, chiêm nghiệm và tự hào về nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta nhìn thấy ở đây tinh thần dấn thân, tự nguyện của các nhà báo, thực sự là những “chiến sỹ” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, nhất là từ khi Báo Thanh Niên ra đời đến giờ là 95 năm, các nhà báo Việt Nam đã tiếp bước xây dựng nền báo chí cách mạng hào hùng.
![]() |
Phòng trưng bày kỉ vật của hội báo xuân toàn quốc |
“Các hiện vật được trưng bày chọn lọc từ 20.000 hiện vật, các cán bộ của bảo tàng đã lặn lội đến mọi vùng để tìm gặp những nhân chứng lịch sử, có rất nhiều tư liệu gốc. Qua đây, ta thấy được các nhà báo đã dấn thân thế nào, hy sinh thế nào để có nền báo chí như hiện nay” - nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
![]() |
Các ấn phẩm của hội báo xuân toàn quốc đầu tiên |
Hơn 1.000 ngày tìm kiếm từ khắp mọi miền tổ quốc, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã chính thức khai trương, đón các thế hệ làm báo, những người quan tâm đến lịch sử báo chí nước nhà tới thăm quan. Đây là một món quà ý nghĩa đối với lớp lớp thế hệ nhà báo Việt Nam, nơi ghi dấu ấn lịch sử của nền báo chí dân tộc.
Tin liên quan
Tin khác

Giới thiệu văn hóa Hàn Quốc tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2025

Nhiều hoạt động phong phú trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Chi tiết chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh

Sức mạnh mềm của tổ chức, nhìn từ một sự kiện văn hóa doanh nghiệp tầm cỡ

Lễ hội đền thờ Lê Hoàn 2025: Gìn giữ và phát huy giá trị di sản

“Tân binh toàn năng”: Đưa bản sắc văn hóa Việt Nam ra thế giới

Khánh thành công trình kết nối giao thông quan trọng Đà Nẵng - Quảng Nam

Tháng Tư: Người lao động được nghỉ hai kỳ lễ dài ngày

Khai mạc lễ hội BBQ quốc tế tại Ocean City: 150 món nướng, 120 loại bia thủ công đến từ 15 quốc gia
